Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

'Tốn kém vì 2 Bộ cùng làm số định danh đều là tiền của dân'

Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý về hành chính (C72), Bộ Công an - đại tá Vũ Xuân Dung cảnh báo, đề án tổng thể xây dựng “kho mã số định danh cá nhân” do Bộ Tư pháp làm trùng lặp, “dẫm chân” đề án cấp chứng minh thư mới 12 số của Bộ Công an.

Về quan điểm cấp mã số định danh cá nhân, Bộ Công an đề xuất và đã triển khai thí điểm phương án cấp đổi chứng minh thư mẫu mới (12 số) cho người dân. Tuy nhiên, phương án này là xuất phát từ quan điểm quản lý chứng minh tư của Bộ Công an. Còn với những công dân mới chào đời, chưa đến tuổi làm chứng minh thư, thủ tục đăng ký khai sinh thuộc phần việc của Bộ Tư pháp. Lúc này, cơ quan nào sẽ là người cấp số định danh?

Tôi cho rằng 2 Bộ - Công an và Tư pháp phải thống nhất với nhau về phương án. Nếu bộ Tư pháp không có khả năng trang bị phương tiện, cơ sở thực hiện công việc này thì hệ thống của chúng tôi có thể đáp ứng. Còn nếu bộ Tư pháp thích làm riêng thì chúng tôi cho rằng phương án như vậy là không trùng nhau.

Như vậy quan điểm bộ Công an là sử dụng kho số của mình cấp “trước” cho trẻ em ngay khi vừa mới sinh ra, sau này, số đó sẽ dùng luôn làm số chứng minh thư?

Đúng vậy. Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi thấy nếu hai ngành quản lý làm phát sinh 2 số quản lý khác nhau thì sau này sẽ rất chồng chéo. Tốt nhất là phải thống nhất cả trong thời điểm đăng ký khai sinh và đến tuổi làm chứng minh thư. Rất may khi làm luật Hộ tịch, Bộ Tư pháp có mời chúng tôi sang. Khi chúng tôi đề xuất phương án cấp số định danh như vậy, Bộ Tư pháp đồng ý và đề nghị ghi luôn vào luật Hộ tịch, giao bộ Công an quản lý kho số này.
Đại tá Vũ Xuân Dũng - Cục trưởng C72, Bộ Công an.

Được biết, vừa qua, Bộ Công an có báo cáo gửi lên Chính phủ đề cập việc khi thực hiện Nghị định 90, Chính phủ đã giao Bộ Công an làm Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… nhưng Bộ Tư pháp lại nói đề án Bộ này đang làm là do UB Thường vụ Quốc hội yêu cầu xây dựng. 2 cơ quan nhận được 2 chỉ đạo mà nội dung có sự trùng lắp?

Chính vì thế nên chúng tôi có văn bản đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ Tư pháp không nên xây dựng đề án tổng thể này nữa mà trên cơ sở đề án xây dựng cơ sở dữ liệu Bộ Công an đang làm, cần bổ sung gì, sửa gì về kỹ thuật, nội dung, nguồn dữ liệu thu thập… thì đề xuất để hoàn chỉnh chứ không nên xây dựng 2 hệ thống dữ liệu song song, rất tốn kém, mà tốn kém đều là tiền của dân cả.

Ý tưởng ban đầu của Bộ Tư pháp muốn xây dựng một cơ sở dữ liệu khác trên tinh thần một đề án tổng thể, gom tất cả dữ liệu chuyên ngành lại thành một kho dữ liệu tổng thể. Nhưng vậy thì đến bao giờ mới có thể xong được kho dữ liệu dân cư cũng như chờ đến khi nào các bộ ngành khác mới xong bộ dữ liệu của mình để làm tổng thể.

Tại hội thảo lấy ý kiến về đề án tổng thể này do Bộ Tư pháp tổ chức chiều 26/3, trong báo cáo đề dẫn đã thể hiện quan điểm điều chỉnh là không làm bộ dữ liệu mới mà chỉ bổ sung, tăng cường kết nối trên cơ sở dữ liệu của Bộ Công an nhưng trong dự thảo vẫn chưa chỉnh sửa rõ ràng vấn đề đó.

Còn chúng tôi chỉ kiến nghị Chính phủ là sau này trên cơ sở đề án Bộ Tư pháp trình nếu trùng với Bộ Công an rồi thì thôi, không nên làm nữa.

Nhưng bộ Tư pháp có lý khi lập luận thông tin Bộ này cần quản lý về vấn đề hộ tịch là rất lớn đối với cả cuộc đời một con người, nếu phụ thuộc vào nguồn dữ liệu của Bộ Công an thì việc quản lý sau này sẽ khó khăn?

Như chúng tôi đã trình bày, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là để dùng chung cho các bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nước nói chung vì gồm 22 trường thông tin. Còn dữ liệu chuyên ngành, trên cơ sở dữ liệu lõi này anh có thể bổ sung, tùy thuộc yêu cầu quản lý của mình.

Vậy ông nói thế nào về ý kiến cho rằng cả 2 Bộ - Công an và Tư pháp đang dẫm chân lên nhau?

Xin nhắc lại, ngay từ đầu, chúng tôi thấy đề án của bộ Tư pháp làm là gom tất cả thông tin để có một cơ sở dữ liệu tổng thể thì rõ ràng là chồng chéo vì cùng một dữ liệu về công dân, đã quy định trong Nghị định 90 để dùng chung rồi, mà giờ lại có một đề án tổng thể nữa. Chúng tôi đã nói nhiều lần và đã có văn bản nêu quan điểm như thế. Nhưng mới nhất bộ Tư pháp nói mọi việc đều dựa trên cơ sở dữ liệu cũng như phương án đánh mã số định danh như Bộ Công an xây dựng thì chắc không vấn đề gì nữa.

Cục trưởng Cục kiểm soát thủ tục hành chính Bộ Tư pháp chờ đợi đề án tổng thể của Bộ được phê duyệt sẽ đóng vai trò như một tổng công trình sư với một Ban chỉ đạo của Chính phủ điều hành việc xây dựng sơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như việc sửa đổi thủ tục, vận hành chương trình cải cách hành chính. Nhưng đề án làm cơ sở dữ liệu về dân cư của bộ Công an đã triển khai nhiều bước, nếu có chuyện “lệch pha” với nhau sẽ lại phải đi dọn hậu quả?

Đó là quan điểm của Bộ Tư pháp thôi chứ còn quan điểm của Bộ Công an trước nay vẫn khẳng định, Nghị định 90 khi xây dựng đã lấy ý kiến các bộ ngành, xác định 22 chỉ tiêu thông tin để dùng chung. Chính phủ chỉ giao Bộ Công an thu thập, tập hợp thành kho. Nếu chỉ là dữ liệu để Bộ Công an sử dụng thì còn cần nhiều dữ liệu chuyên ngành nữa chứ không phải như vậy.

Nói tổng công trình sư như nào chúng tôi không biết, chúng tôi chỉ đề nghị trên 22 trường dữ liệu đó, cần thêm gì nữa thì các bộ ngành cứ đề xuất bổ sung, báo cáo Chính phủ phê duyệt để sửa Nghị định 90, điều chỉnh lại dự án, từ đó triển khai thu thập thông tin, dữ liệu và cải cách thủ tục hành chính.

Xin cảm ơn ông!

TheoDân trí

Các bài liên quan:

thu mua nhôm phế liệu

Tin thời sự

Mưa đá khủng khiếp trên diện rộng tại Lào Cai

Vào khoảng 23h đêm 26/3, tại các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai (Lào Cai) đã xảy ra một cơn gió lốc mạnh, sau đó là một trận mưa đá kích cỡ lớn, dày đặc đổ xuống khắp các huyện, kéo dài trong khoảng 15 phút. Trận mưa đá kéo dài đã phá hỏng nhiều nhà cửa và tài sản của nhân dân.


(Ảnh minh họa: An Đăng/TTXVN)

 

Anh Vũ Thanh Tuấn (Mường Khương, Lào Cai) cho biết, đây là trận mưa đá khủng khiếp nhất từ trước tới nay mà anh được chứng kiến. Thậm chí có những viên đá to bằng nửa nắm tay người đã rơi thẳng xuống các mái tôn và pờ-rô-xi-măng, gây nguy hiểm cho cho người dân, thiệt hại nặng về kinh tế.

Theo tin ban đầu, huyện Mường Khương có 10 xã bị ảnh hưởng, trong đó có 8 xã bị thiệt hại nặng. Chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại do mưa đá gây ra, nhưng ít nhất tại Mường Khương đã có 16 người bị thương và hàng ngàn ha hoa màu bị dập nát. Còn tại các huyện Bắc Hà và Si Ma Cai, UBND huyện đang chỉ đạo các ngành chức năng xuống cơ sở nắm bắt tình hình và giúp nhân dân khắc phục hậu quả.

Hiện các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Lào Cai đã có mặt cùng địa phương kiểm tra, thống kê thiệt hại, để cùng nhân dân khắc phục hậu quả sớm nhất.
 
Theo Nguyễn Thắng
TTXVN

Các bài liên quan:

thu mua phe lieu

Tin thời sự

Trung Quốc cam kết tăng cường chống tham nhũng

Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực chống tham nhũng thông qua việc hoàn thiện cơ chế giám sát quyền lực, tiền bạc và các quan chức chính phủ.

Tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Cam kết này được tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra tại phiên họp đầu tiên của chính phủ mới bàn về công tác chống tham nhũng ngày 26/3.
Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định việc không thể ngăn ngừa, xử lý hiệu quả tham nhũng sẽ khiến Bắc Kinh đánh mất uy tín và sự ủng hộ của công chúng. Do đó, Trung Quốc cần tập trung xây dựng một chính phủ trong sạch, theo hướng đổi mới và áp dụng chế độ pháp trị.
Các thành viên chính phủ phải thực thi quyền lực và trách nhiệm trong thẩm quyền theo luật định, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt trình tự pháp lý.
Bên cạnh đó, tân Thủ tướng Trung Quốc còn hối thúc tăng cường kiểm tra và giám sát việc thực thi chính sách ở cấp địa phương nhằm đảm bảo các nghị định của chính phủ được truyền đạt một cách thông suốt.
[Hơn 30 quan chức cấp cao Trung Quốc bị điều tra]
Ngoài ra, chính phủ cũng cần thắt chặt chi tiêu và chống lãng phí, hạn chế việc sử dụng công quỹ để xây dựng các trụ sở chính quyền mới, giảm số lượng nhân viên chính phủ và hạn chế chi phí cho các hoạt động chiêu đãi, đi lại của quan chức và mua sắm xe công./.
(TTXVN)

Trung Quốc bóp méo sự thật vụ bắn cháy tàu cá Việt Nam

 Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn tuyên bố việc bắn vào tàu cá của ngư dân Việt Nam là hành động “chính đáng” trong khi từ chối xác nhận việc có nổ súng vào tàu Việt Nam.

Một ngày sau khi bộ Ngoại giao Việt Nam lên án việc tàu Trung Quốc bắn cháy một tàu cá Việt Nam, theo AFP, ngày 26.3, phát ngôn viên Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi tuyên bố “Việc có biện pháp chống lại tàu cá Việt Nam xâm nhập trái phép lãnh hải Trung Quốc là điều cần thiết và chính đáng”.

 

Cabin tàu cá của ngư dân Bùi Văn Phải bị bắn cháy ở vùng biển Hoàng Sa ngày 20/3. Ảnh: VnExpress

Bị phóng viên dồn hỏi về trường hợp chiếc tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bắn cháy ca bin hôm 20.3, phát ngôn viên Hồng Lỗi từ chối xác nhận việc tàu Trung Quốc đã nổ súng vào tàu cá Việt Nam, nhưng lại đưa ra nhận định “chiếc tàu cá Việt Nam không hề bị thiệt hại gì”.

Người phát ngôn Trung Quốc còn ngang nhiên nói rằng: “Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lý ngư dân để tránh các hoạt động trái phép như vậy”.

Trong khi đó, các báo của Việt Nam đăng tải phóng sự với nhiều hình ảnh ca bin chiếc tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị cháy rụi cùng với lời kể chi tiết của thuyền trưởng Bùi Văn Phải và các ngư dân về việc bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 786 đuổi bắn khi họ đang đánh bắt cá trong khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Đây không phải là lần đầu tiên, các tàu của ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong ngư trường truyền thống xung quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị các tàu của Trung Quốc tấn công. Vài năm gần đây đã có cả trăm trường hợp tàu cá Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ tịch thu ngư cụ, đòi tiền chuộc.

Ngày 25.3, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc làm này của phía Trung Quốc.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh hàng loạt hoạt động gây hấn trên một số vùng biển tranh chấp như biển Hoa Đông và Biển Đông. Bất chấp sự phản đối của nhiều nước Đông Nam Á, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu như toàn bộ vùng biển này. Philippines đã quyết định đưa tranh chấp biển ra tòa án quốc tế sau khi cạn kiệt “hầu hết mọi con đường chính trị và ngoại giao” để giải quyết tranh chấp hàng hải với Bắc Kinh.

P.V (theo AFP/BBC/VOA)

Các bài liên quan:

thu mua phe lieu

Tin thời sự

Hỗ trợ đến 60 triệu đồng/ha để người dân khôi phục sản xuất

 Nếu diện tích nuôi ngao bị thiệt hại hơn 70%, người dân được hỗ trợ 40 - 60 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30 đến 70%, hỗ trợ từ 20 đến 40 triệu đồng/ha.

Với mức hỗ trợ cao nhất đến 60 triệu/ha khi có thiệt hại, người nuôi ngao đã có thể yên tâm để sản xuất. (Ảnh:ST- Nguồn:Internet)

Đó là một trong những quy định tại Thông tư số 33/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22-11-2010 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên như sau: Diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30 đến 70%, hỗ trợ 1 triệu đồng/ha.

Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 20 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30 đến 70%, hỗ trợ 10 triệu đồng/ha. Diện tích lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 3 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30 đến 70%, hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha.

Mức cao nhất đó là diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ 30 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30 đến 70%, hỗ trợ 15 triệu đồng/ha...

Mức hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm thiệt hại do thiên tai được quy định như sau: Gia cầm hỗ trợ từ 10.000 đến 20.000 đồng/con; Lợn hỗ trợ 750.000 đồng/con; Trâu, bò, ngựa hỗ trợ 4.000.000 đồng/con; Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ: 2.000.000 đồng/con.

Đối với nuôi thủy, hải sản, diện tích nuôi cá truyền thống bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 7 triệu– 10 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30 đến 70%, hỗ trợ từ 3 đến 7 triệu đồng/ha. Diện tích nuôi tôm sú thâm canh bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 6 triệu– 8 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30 đến 70%, hỗ trợ từ 4 đến 6 triệu đồng/ha. Diện tích nuôi ngao bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 40 triệu– 60 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30 đến 70%, hỗ trợ từ 20 triệu đến 40 triệu đồng/ha...

Căn cứ mức hỗ trợ quy định nêu trên và mức độ thiệt hại của từng loại cây trồng; gia súc, gia cầm và phương thức, đối tượng nuôi, mật độ thả theo định mức nuôi và thiệt hại thực tế về giống, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Việc hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.

Các chính sách hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được thực hiện kể từ ngày 30-12-2012.

T.Th

Các bài liên quan:

thu mua giấy phế liệu

Tin thời sự

Cơ chế phòng, chống tham nhũng

Cách đây gần 1 năm, TƯ họp Hội nghị lần thứ 5 khóa XI, trong Hội nghị này các đại biểu tập trung thảo luận một trong những vấn đề được đánh giá là rất quan trọng; nhất là trong điều kiện chúng ta đang thực hiện NQ TƯ 4 khóa XI- đó là vấn đề chống tham nhũng. Cũng tại Hội nghị kể trên, nhiều quyết sách quan trọng trong đó có việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực hiện chức năng một ban đảng, đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

 
Phải chặt chẽ hơn trong việc giám sát tài sản nhà nước
mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang quản lý
 
Từ thời điểm đó, về mặt tổ chức Ban Nội chính Trung ương cũng như Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng (BCĐ TƯ) đã được thành lập và đi vào hoạt động.
 
Trong phiên họp thứ hai của BCĐ TƯ, vấn đề làm sao để thực hiện có hiệu quả hơn nữa chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) cũng như việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) lại một lần nữa được đặt ra. Thật ra, BCH TƯ đã từng quán triệt tinh thần phòng và chống cần đi đôi với nhau; trong đó có cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật. Tuy nhiên, phương châm phòng tránh tham nhũng- lãng phí dường như luôn là ưu tiên hàng đầu; cũng giống như việc nâng cao cơ chế kiểm soát để phòng bệnh sẽ góp phần giảm thiểu những thiệt hại về sau. Điều này, Kết luận Hội nghị TƯ 5 đã nêu rõ và chủ trương đẩy mạnh biện pháp phòng tham nhũng lãng phí có mấy cái lợi. Thứ nhất, nâng cao cơ chế "phòng bệnh” sẽ giảm thiểu thiệt hại từ quá trình "chữa bệnh” tham nhũng lãng phí mà ra. Như thế, xã hội cũng như nền kinh tế sẽ bớt đi được những gánh nặng thất thoát về tài sản, vật chất cũng như về con người. Điều này chúng ta đã có những bài học đắt giá. Thứ hai, nếu phòng tham nhũng hiệu quả thì các cơ quan công quyền cũng như bộ máy công chức sẽ giữ được niềm tin của nhân dân. Không những thế, chúng ta còn giữ được cán bộ của mình. Vậy, làm sao để phòng tham nhũng- lãng phí cho thật sự hiệu quả?
 
Trả lời cho câu hỏi trên chắc chắn cần sự kiên trì cũng như kiên định của những người tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng-lãng phí. Trong Kết luận của Hội nghị TƯ 5 khóa XI đã từng nhấn mạnh đến việc: "nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy vai trò giám sát của QH, HĐND, MTTQ, nhân dân và công luận.” Điều này đúng; bởi nếu không công khai, minh bạch thì ngay đến các ĐBQH, ĐB HĐND cũng còn khó giám sát nữa là nhân dân. Nhưng, cơ chế cho sự công khai minh bạch- chỉ đơn giản là công khai minh bạch tài sản của cả Nhà nước (trong các DN trọng yếu của nền kinh tế) và của các cán bộ dường như vẫn còn "vương vướng” ở đâu đó (cho đến thời điểm này). Mà, đã thiếu công khai thì chẳng dễ để dân đặt nghi vấn chứ nói gì đến giám sát và thanh kiểm tra. Đơn cử như một vụ việc đã rõ sai phạm mười mươi đó là vụ việc làm thất thoát NSNN tại Vinalines. Còn nhớ, tháng 5 năm ngoái bên hành lang QH, ĐBQH Trần Hoàng Ngân đã từng ví "vụ Vinalines là giọt nước tràn ly” và từ đây nảy sinh đòi hỏi: Phải chặt chẽ hơn trong việc giám sát tài sản nhà nước mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang quản lý. Một trong những biện pháp để giám sát chính là công khai minh bạch báo cáo tài chính- ĐBQH này đã từng đề xuất như thế.
 
Thực tế tình hình cũng như những thuận lợi và khó khăn của công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí thời gian qua, BCĐ TƯ trong cuộc họp sáng 26-3 đã đề ra một số biện pháp trọng tâm như: Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế-xã hội để phòng, chống tham nhũng; Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nói là tiếp tục có lẽ BCĐ TƯ cũng đã xác định rõ những vụ án tham nhũng được đưa ra ánh sáng thời gian qua đã có tác dụng như các nhân tố tích cực cho công tác chống tham nhũng, rất cần được phát huy.
 
Nhưng, nói đến phòng chống tham nhũng cũng không thể không nói đến một cơ chế thực quyền cho BCĐ TƯ. Điều này đã phần nào được làm rõ trong phiên họp lần thứ hai của Ban. Một trong những cơ chế thực quyền chính là: Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu phát hiện có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, BCĐ TƯ có quyền yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có quyền kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ; hoặc chỉ đạo, phối hợp các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Thậm chí, trong trường hợp cần thiết, BCĐ TƯ trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ việc, vụ án cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền phúc tra hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Như vậy là "bảo kiếm” đã được trao cho một cơ quan tối quan trọng có trách nhiệm giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng. Thể chế hóa các kết luận của Hội nghị TƯ 5 là một bước đi tiếp theo nhưng là bước đi quan trọng giúp BCĐ TƯ (dù chỉ là cơ quan giúp việc của cấp trên) có quyền năng cần thiết để chống tham nhũng. Từ cơ chế được trao cho BCĐ TƯ, rồi đây cơ chế hoạt động của các cơ quan như thế tại mỗi địa phương chắc chắn cũng sẽ có những điều chỉnh cần thiết, theo hướng thực quyền, thực việc. Hy vọng, thanh "bảo kiếm” này sẽ được sử dụng hiệu quả trong công cuộc đấu tranh cam go nhằm chống tham nhũng, lãng phí.
Hoàng Mai

 

Các bài liên quan:

thu mua giay phe lieu

Tin thời sự

Hàng nghìn mái nhà Lào Cai bị thủng vì mưa đá

Trận mưa đá kéo dài chừng 20 phút đêm qua với nhiều viên đá to bằng bát ăn cơm đã khiến cả nghìn mái nhà ở Lào Cai bị vỡ nát. Nhiều gia đình đang ngủ phải chui xuống gầm giường trú ẩn.

Mưa đá xuất hiện lúc 0h50 đến 1h10 sớm 27.3 tại 3 huyện Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai. Nặng nhất là huyện Mường Khương với thị trấn và 8 xã bị mưa đá hoành hành. Những viên đá to bằng nắm đấm, có viên to bằng chiếc bát ăn cơm, dội xuống làm thủng mái tôn, vỡ mái ngói.

"Cả nhà tôi đang ngủ, bỗng có tiếng lộp bộp như có người ném đá vào mái nhà. Ít phút sau, những viên đá to bằng cả nắm đấm làm thủng mái, đồ đạc trong nhà bị thấm ướt. Cả gia đình vội chui vào gầm giường, gầm tủ để tránh mưa đá rơi vào đầu", một nhân chứng kể lại.

Nhiều người cao tuổi ở Mường Khương cho biết, chưa bao giờ họ chứng kiến trận mưa đá dữ dội với kích cỡ viên đá to như vậy. Đến 6h30 sáng nay, đá vẫn chưa tan hết. Cây cối, vườn tược xác xơ. Một số ô tô công do để ở ngoài trời bị đá làm vỡ hết kính.

Đến 6h sáng nay, đá vẫn phủ đầy giường ngủ của một gia đình ở huyện Mường Khương.

Ông Hoàng Huy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết, trận mưa đá hy hữu đã xảy ra trên diện rộng làm cả nghìn mái nhà lợp tôn, lợp ngói bị vỡ, thủng. Đêm qua một số người bị thương do đá rơi trúng được đưa vào bệnh viện huyện cấp cứu. Huyện đang tập trung lực lượng xuống các xã để thống kê thiệt hại, giúp người dân khắc phục hậu quả.

Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai, cho biết đêm qua không khí lạnh tràn về trong lúc nền nhiệt tại miền Bắc nói chung, Lào Cai nói riêng đang rất cao. Sự xung đột giữa hai với dòng không khí nóng và lạnh đã gây nên hiện tượng thời tiết bất thường là mưa đá, kèm gió mạnh.

Hầu như năm nào vào thời điểm này mưa đá cũng xuất hiện ở Lào Cai. Tuy nhiên, ông Hải đánh giá trận mưa đá hôm qua dữ dội hơn nhiều so những năm trước.

VnExpress

Các bài liên quan:

thu mua giay phe lieu

Tin thời sự