Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Vẫn là chuyện “cha chung....”

Mấy hôm nay câu chuyện “gà kháng sinh” do truyền thông Trung Quốc phanh phui cộng với chuyện mỗi năm có 8 triệu gà thải loại từ nước này nhập lậu vào Việt Nam đã là chuyện xôn xao nhưng chuyện các quan chức của ta thuộc diện có trách nhiệm phải biết mà không biết thì còn xôn xao hơn!

 

Cụ thể mấy ngày cuối tuần qua, PV của Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ tới gần chục đầu mối ở hai bộ có trách nhiệm cao nhất về an toàn thực phẩm là Bộ Y tế và NN&PTNT thì đều được trả lời: không biết, không có trách nhiệm, hỏi nơi khác... Dĩ nhiên trước một vấn đề lớn, sự cẩn trọng là cần thiết song thái độ cẩn trọng có trách nhiệm khác xa thái độ né tránh, quan liêu, nhất là trước sức khỏe của hàng chục triệu người tiêu dùng.

Tuy vậy, điều đó cũng chứng tỏ căn bệnh “cha chung không ai khóc” trong lĩnh vực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) lại bột phát cho dù Luật ATTP đã trao quyền chủ trì cho Bộ Y tế. Còn nhớ khi thảo luận luật này, nhiều đại biểu QH đã cảnh báo nếu luật không rõ ràng thì thực tế nó vẫn như Pháp lệnh VSATTP, tức là chồng chéo và bỏ ngỏ mà thôi...

Thực tế một con gà thải loại, “gà kháng sinh” muốn vượt qua biên giới để ngồi chồm hỗm trên mâm cơm người tiêu dùng Việt buộc phải qua “cửa” của ít nhất sáu ngành. Đầu tiên là liên ngành hải quan, biên phòng và kiểm dịch cửa khẩu. Kế đến là lực lượng quản lý thị trường của ngành Công Thương. Đến lò mổ và ra đến chợ là thú y của ngành NN&PTNT và cuối cùng khi đã biến thành gà rán, gà nướng mật ong, gà hấp mắm... thì là trách nhiệm của ngành y tế. Cạnh đó còn có sự phối hợp tác chiến của nhiều loại lực lượng công an như CSGT, CSKT và CS môi trường ở nhiều khâu vận chuyển, bảo quản và bán.

Thế mà 8 triệu gà lậu giá rẻ vẫn lọt cửa khẩu và phải nỗ lực “phấn đấu” như đề án của Bộ Công Thương thì đến tháng 1-2013 số gà lậu “mới” giảm xuống còn 30%! Nhưng khoảng trống lớn hơn lại là... thông tin. Người ta cứ kêu gọi người dân phải là/trở thành “người tiêu dùng thông minh”, song để thông minh được thì phải có thông tin, phải nhận biết được “gà kháng sinh” nó cụ thể thế nào, có độc với sức khỏe không, đã vào Việt Nam chưa, tại sao món gà rán ở một số nhà hàng lại đột nhiên bán rẻ thế.

Những thông tin ấy người tiêu dùng biết lấy ở đâu nếu không phải là từ các cơ quan chức năng?!

Thế nhưng với kiểu “cha chung” về trách nhiệm, chồng chéo về quyền lực dẫn tới khi có chuyện thì thờ ơ như hiện nay thì chắc còn lâu lắm người tiêu dùng mới đủ điều kiện để trở nên thông minh!

VẠN BẢO

 


Nguồn: phapluattp.vn

Các bài liên quan:

dịch vụ làm sạch hàng ngày

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/112/257/Dich-vu-ve-sinh-van-phong/Dich-vu-ve-sinh-van-phong.htm

phu bong san go danh bong san go

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét