Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Khai mạc Hội nghị triển khai công tác năm 2013 ngành Tòa án nhân dân

Sáng nay 22/1, TANDTC tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2013 của ngành TAND. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Khang

Tới dự hội nghị còn có các đồng chí: Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình cùng nhiều lãnh đạo các cơ quan Trung ương và đại diện Tòa án 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại hội nghị:

Thưa toàn thể các đồng chí,

Hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Hội nghị triển khai công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại biểu về dự Hội nghị và nhân dịp năm mới 2013, xin gửi đến các đồng chí lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao qua các thời kỳ cùng toàn thể cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc các đồng chí đạt nhiều thành tích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Thưa các đồng chí,

Thực hiện nhiệm vụ năm 2012 trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, trong nước có nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực. Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp của ngành Tòa án nhân dân.

Năm qua, trong điều kiện thiếu cán bộ, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc hạn chế, số lượng các loại vụ án phải giải quyết rất lớn (trên 360 nghìn vụ án), nhưng ngành Tòa án đã đạt được những kết quả quan trọng: tỷ lệ số vụ án được thụ lý tăng lên (trên 332 nghìn vụ, đạt 92%); nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng đã được các tòa án khẩn trương nghiên cứu để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh. Chất lượng công tác xét xử được nâng lên; hình phạt mà tòa án áp dụng đối với các bị cáo về cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội; các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được quan tâm tập trung giải quyết để nâng cao chất lượng và không quá thời hạn theo quy định của pháp luật. Những sai sót, khuyết điểm trong công tác chuyên môn từng bước được khắc phục; công tác xây dựng ngành có tiến bộ, công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, xây dựng và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đạt hiệu quả; triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp có bước tiến bộ. Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân tiếp tục được tăng cường, các thỏa thuận đã ký với các nước được triển khai thực hiện có kết quả. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và ghi nhận những thành tích, những đóng góp của ngành Tòa án nhân dân trong năm qua.

Tuy nhiên, theo báo cáo của ngành Tòa án, mặc dù trong năm 2012 không để xảy ra trường hợp nào xét xử oan, nhưng tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án bị hủy vẫn chưa giảm mạnh, tiến độ và chất lượng giải quyết nhiều vụ án, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng lớn, trọng điểm còn chưa kịp thời, nghiêm minh; tranh tụng tại phiên tòa còn hạn chế. Việc xem xét, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhất là trong lĩnh vực dân sự, tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn chậm, tồn đọng nhiều. Đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân tuy đã có bước tiến bộ nhưng về cơ bản vẫn chưa khắc phục được tình trạng “thiếu về số lượng, yếu về trình độ, năng lực nghiệp vụ”; vẫn còn một số cán bộ suy thoái về đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật bị xử lý, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Tòa án; dư luận xã hội còn nhiều nghi ngờ về tính khách quan, nghiêm minh của hoạt động xét xử. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Ngành chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác cải cách hành chính tư pháp đã được quan tâm nhưng vẫn chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ. Đây là những yếu kém, bất cập của ngành mà tại Hội nghị này, các đồng chí cần thảo luận nghiêm túc để rút kinh nghiệm, tìm giải pháp khắc phục.

Thưa các đồng chí,

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra nhiệm vụ:“Xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tư pháp. Đổi mới hệ thống tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là trọng tâm của cải cách hoạt động tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các khiếu kiện hành chính”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiều chủ trương lớn, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có ngành Tòa án nhân dân, từ việc tiếp tục thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, đẩy mạnh tranh tụng tại phiên tòa; đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án các cấp đến công tác xây dựng ngành Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh; từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Trong năm 2013, ngành Tòa án nhân dân cần tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Theo tinh thần đó, trong phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2013, tôi đề nghị các đồng chí cần chú trọng vào một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại án; kiên quyết phấn đấu không để xảy ra trường hợp kết án oan người không phạm tội và bỏ lọt tội phạm; chấm dứt việc trả hồ sơ bổ sung, việc cho bị cáo hưởng án treo và áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật, nhất là các bị cáo bị xét xử về tham nhũng. Nâng tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự và đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính; đảm bảo việc giải quyết, xét xử và ra bản án đúng pháp luật; khắc phục tình trạng bản án, quyết định tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án. Giảm tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan. Khắc phục triệt để tình trạng để kéo dài thời hạn giải quyết các vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tình trạng đã trả lời không có căn cứ kháng nghị nhưng sau đó lại phải kháng nghị để giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm; nâng cao tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Bảo đảm ra quyết định thi hành án hình sự đúng thời hạn, việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải đúng pháp luật.

Để làm được các điều này, bên cạnh các biện pháp về công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cần thường xuyên kiểm tra việc tổ chức công tác xét xử ở Tòa án các cấp, làm tốt công tác giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới để kịp thời phát hiện, khắc phục, rút kinh nghiệm về những sai sót nghiệp vụ trong hoạt động xét xử. Tòa án nhân dân tối cao phải làm tốt việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thực tiễn xét xử các loại vụ án.

Thứ hai, các Tòa án cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hiện hành về tố tụng, nâng cao bản lĩnh Thẩm phán; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa; tranh tụng tại phiên tòa làm rõ sự thật về các tình tiết của vụ án là hết sức quan trọng để các phán quyết của Tòa án có sức thuyết phục cao. Đồng thời, ngành Tòa án nhân dân cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất bổ sung pháp luật tố tụng phù hợp với quan điểm trong Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, theo hướng hoạt động xét xử phải công khai, minh bạch, đảm bảo sự tham gia giám sát của nhân dân thông qua các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với hoạt động xét xử của Tòa án; quy định cụ thể vai trò Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên và Luật sư trong việc tranh tụng tại phiên tòa, cũng như trình tự, thủ tục tiến hành việc tranh tụng.

Thứ ba, làm tốt công tác xây dựng ngành, tập trung kiện toàn, củng cố bộ máy và đội ngũ Thẩm phán, nhất là đối với Tòa án nhân dân cấp huyện, tương lai là Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, nơi giải quyết phần lớn các loại vụ án theo thủ tục sơ thẩm, tập trung để nâng cao chất lượng xét xử, hạn chế tình trạng khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị tràn lan, gây quá tải cho tòa án cấp trên. Chủ động tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý Tòa án các cấp; hoàn thiện cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng “Bộ tiêu chuẩn” các chức danh công chức ngành Tòa án nhân dân. Đổi mới cơ chế, phương pháp tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng và đãi ngộ đối với công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt; làm tốt việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và thử thách, nhất là đối với cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo Tòa án các cấp; chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Tòa án; có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những cán bộ Tòa án có hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống. Tiếp tục thực hiện thường xuyên việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “gần dân, hiểu dân, giúp dân và học dân” và Cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân”. Đồng thời, ngành Tòa án nhân dân cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là Thẩm phán phù hợp với đặc thù công tác của Tòa án.

Đối với công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc cho Tòa án các cấp, cần tập trung kinh phí và xác định trọng điểm đầu tư để xây dựng, cải tạo, mở rộng trụ sở, mua sắm trang thiết bị làm việc cho Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, nhất là chuẩn bị cơ sở vật chất cho Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực sắp tới.

Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vừa qua, Bộ Chính trị đã đồng ý giao cho ngành Tòa án nhân dân nhiệm vụ đào tạo nghề Thẩm phán và đào tạo bậc đại học chuyên ngành để có thêm nguồn tuyển dụng cán bộ phù hợp với chuyên môn của ngành. Để làm tốt nhiệm vụ này, tôi đề nghị các đồng chí một mặt tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành phù hợp với tiêu chuẩn từng chức danh như: cán bộ có chức danh tư pháp; cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ nghiên cứu, chuyên gia; công chức hành chính tư pháp và cán bộ, công chức khác, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức kinh tế, xã hội bổ trợ. Mặt khác, tiếp tục củng cố, kiện toàn, mở rộng quy mô và nâng cao năng lực đào tạo của Trường cán bộ Tòa án, đồng thời sớm nghiên cứu, triển khai phương án thành lập Học viện Tòa án với cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ giảng viên, cán bộ, công chức theo yêu cầu nhiệm vụ đào tạo cử nhân chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu xét xử các vụ tranh chấp lớn, phức tạp trong đó có cả các vụ án có yếu tố nước ngoài và đủ trình độ tham gia các định chế tài phán quốc tế. Xây dựng phương án chọn, cử tuyển con em người địa phương, người dân tộc,... có chế độ, chính sách phù hợp, nhằm bổ sung nguồn cán bộ cho Tòa án các cấp, nhất là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đồng thời, ngành Tòa án nhân dân cần tiếp tục tăng cường hợp tác với các đối tác truyền thống và mở rộng hợp tác với các đối tác mới về lĩnh vực đào tạo, trao đổi kinh nghiệm cải cách tư pháp, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế liên quan tới công tác tòa án.

Thứ năm, Ngành Tòa án nhân dân cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp theo sự phân công của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đặc biệt là Đề án chi tiết thành lập tòa án nhân dân 4 cấp (Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao, đổi mới tổ chức và hoạt động Tòa án nhân dân tối cao) theo Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị; Đề án tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ ngành Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới; Đề án về cải cách thủ tục hành chính tư pháp trong hoạt động của Tòa án nhân dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi có công việc liên quan yêu cầu thì được Tòa án giải quyết nhanh, gọn; bảo đảm hoạt động của Tòa án đạt hiệu quả. Nghiên cứu, đề xuất về phát triển án lệ trong hoạt động xét xử, nhằm góp phần bảo đảm hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất và nâng cao chất lượng xét xử của ngành Tòa án theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Thưa các đồng chí,

Năm 2013, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, phát huy những thành tựu đã đạt được, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhất định sẽ giành được những thành tựu mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi tin tưởng rằng cùng với toàn Đảng, toàn dân, ngành Tòa án nhân dân nhất định sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Năm Nhâm Thìn sắp qua, Tết Quý Tỵ đang tới, chúc các đồng chí đại biểu, các Thẩm phán, Hội thẩm, cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, đạt nhiều thành tích mới.

Xin trân trọng cảm ơn.

Thông tin về hội nghị Công lý xin tiếp tục cập nhật.

 

Nguồn: congly.com.vn

Các bài liên quan:

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/133/252/Giat-tham-van-phong/Giat-tham-van-phong.htm

lan son quet voi xu ly silicon

dịch vụ vệ sinh văn phòng

ve sinh cong nghiep

PepsiCo đầu tư dự án vì môi trường và trẻ nghèo Quảng Nam

Trung tâm Waterhope Quảng Nam mới chính thức khánh thành tại xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam với sự chứng kiến của ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, bà Hồ Thị Thanh Lâm, Chủ tịch Hội bảo trợ Người tàn tật, trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Nam và bà Umran Beba, Chủ tịch PepsiCo châu Á - Thái Bình Dương.

 

Dự án Waterhope Quảng Nam do Trung tâm tài nguyên nhượng quyền thương hiệu xã hội Phillipines (WTRC) và PepsiCo tài trợ với mục đích xây dựng và vận hành một Trạm nước song song với việc xây dựng và đưa vào hoạt động một trung tâm cộng đồng là 3 lớp mẫu giáo dành cho trẻ em nghèo và mồ côi tại địa phương trong độ tuổi 3-5.

 

Dự án sẽ cung cấp nước sạch cho người dân ở xã Điện Thắng Bắc và các xã huyện lân cận tại tỉnh Quảng Nam. Doanh thu của trạm nước sẽ được sử dụng cho Trung tâm cộng đồng này và các chương trình phát triển cộng đồng tại địa phương. Dự án vận hành sẽ góp phần cải thiện cuộc sống cho cộng đồng dân cư nghèo thông qua việc giúp họ tiếp cận với các dịch vụ phát triển cộng đồng và hoạt động sinh kế năng động, mạnh khỏe và tự chủ trong cuộc sống.

Được sự đồng ý và chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam, Hội Bảo trợ Người tàn tật, Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Nam tiếp nhận và trở thành đơn vị chủ quản dự án tại địa phương.

Tổng kinh phí dự án do các bên đóng góp là gần 100.000 USD. Bên cạnh việc tài trợ tiền mặt, WTRC và PepsiCo còn hỗ trợ nhân sự tham gia tư vấn về tài chính, lập kế hoạch kinh doanh, bán hàng, tuyển dụng…. để bước đầu dự án vận hành suôn sẻ, đạt hiệu quả và thật sự trở thành một mô hình phát triển kinh tế và đóng góp cho cộng đồng bền vững trong tương lai.

Dự kiến đến hết năm 2014, dự án có lợi nhuận đóng góp cho các hoạt động của Trung tâm cộng đồng. Trong thời gian này, PepsiCo và WTRC sẽ tiếp tục tài trợ để dự án vận hành tốt và trung tâm cộng đồng có thể đi vào hoạt động ngay sau Lễ khánh thành.

“Chúng tôi sẽ điều hành hoạt động của trạm nước và các chương trình phát triển cộng đồng đúng theo mục đích, yêu cầu của dự án đã thỏa thuận với nhà tài trợ là: đem lợi ích của Trạm nước đến cho cộng đồng”, bà Hồ Thị Thanh Lâm, Chủ tịch Waterhope Quảng Nam nói.

Bà Umran Beba, Chủ tịch PepsiCo Châu Á Thái Bình Dương phát biêu: “Nước sạch là một vấn đề quan trọng toàn cầu, và rất quan trọng với Việt Nam, trong điều kiện môi trường nước đang bị ô nhiễm. PepsiCo mong muốn đóng góp và thực hiện những chương trình trách nhiệm với cộng đồng tại địa phương và góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Việt Nam”.

Tại buổi lễ, PepsiCo và WTRC đã vinh dự được UBND Tỉnh Quảng Nam trao tặng bằng khen vì những thành tích đóng góp quý báu cho cộng đồng tại Quảng Nam. Chi nhánh PepsiCo Miền Trung đã được Hội bảo trợ - Waterhope Quảng Nam tôn vinh vì những đóng góp tích cực cho dự án Waterhope Quảng Nam từ những ngày đầu tiên.

A. Bình

 

Nguồn: www.phapluatvn.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

Thanh tra Chính phủ và Đà Nẵng đối thoại với 19 hộ dân khiếu kiện

Tại cuộc làm việc, phía Thanh tra Chính phủ chỉ ghi nhận tình hình mà không đưa ra một kết luận cuối cùng nào về các trường hợp khiếu nại mà theo các hộ khiếu nại là chưa thỏa đáng.

Ngày 21-1, các ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; cùng với các ông Huỳnh Nghĩa, Phó Chủ tịch HĐND thành phố, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố; đồng chí Trần Nhã, Phó Cục trưởng Cục 2, Thanh tra Chính phủ chủ trì tổ chức tiếp công dân đối với các hộ khiếu nại, tố cáo kéo dài trên địa bàn thành phố nhằm thực hiện tinh thần Công văn số 2965/TTCP-VP về việc ra thông báo chấm dứt việc xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo sau rà soát.
Hầu hết vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai xảy ra ở các dự án Liên Chiểu - Thuận Phước, An Cư 2 và hai quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Các vụ khiếu kiện hầu hết kéo dài trên 10 năm.

Không giải quyết việc đòi đất
 

Lãnh đạo thành phố và các cơ quan chức năng lắng nghe các hộ khiếu nại, tố cáo trình bày ý kiến. Ảnh: ĐOÀN LƯƠNG

Tại dự án Liên Chiểu - Thuận Phước, các hộ dân tập trung vào việc UBND TP Đà Nẵng ra quyết định thu hồi đất xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng sau đó lại sử dụng một phần đất của họ để phân lô bán nền cho người khác.

Ông Trần Văn Minh (trú tại P.Tam Thuận, Thanh Khê) nói: “Gia đình chúng tôi rất mệt mỏi sau 10 năm trời đi kiện. Vì sao TP lại thu hồi đất của gia đình tôi rồi đem bán cho người khác? Nếu không giao lại đất đó cho gia đình tôi, tôi sẽ tiếp tục khiếu kiện”. Tương tự, bà Trần Thị Thu Hương tỏ ra gay gắt khi đưa ra yêu cầu đòi bằng được diện tích đất TP thu hồi sử dụng không đúng mục đích. Bà Hương bức xúc: “Khi thu hồi đất của gia đình tôi, TP nói để chỉnh trang đô thị, tuy nhiên sau đó lại chuyển đổi mục đích sử dụng bán cho người khác”.

Ông Văn Hữu Chiến cho biết việc thu hồi, khai thác vệt đất của dự án đường Liên Chiểu - Thuận Phước là chủ trương lớn của TP. Việc khiếu nại của các hộ dân thuộc dự án này đã được Thanh tra Chính phủ vào cuộc và Thủ tướng đã kết luận chấm dứt khiếu nại. Còn các yêu cầu, kiến nghị các hộ dân này đưa ra không có gì mới so với các kiến nghị trước đây.

Ông Trần Nhã - phó cục trưởng Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo (Thanh tra Chính phủ) - cho biết sau khi các hộ khiếu nại ra trung ương, Thủ tướng đã giao TP Đà Nẵng rà soát, nếu các hộ khiếu nại phát sinh tình tiết mới thì phải giải quyết thêm. Đồng thời kiểm tra rà soát các trường hợp công dân khó khăn thì phải có chính sách hỗ trợ thỏa đáng.

Còn bà Thái Thị Hương (quận Hải Châu) thuộc dự án mở rộng sân vận động Chi Lăng khiếu nại: “Chúng tôi yêu cầu TP phải bố trí tái định cư tại chỗ. Sao lại đem đất của nhà tôi đi bán? Tôi đề nghị phải kiểm tra lại, việc yêu cầu tái định cư tại chỗ là đúng pháp luật. Luật không cho phép TP lấy đất đem bán, giải thích được điều này thì tôi xin rút đơn”. Ông Chiến cho rằng tất cả kiến nghị này đã được giải quyết thấu đáo, Thủ tướng đã kết luận. Việc đòi hỏi của bà không có gì mới, chủ trương chỉnh trang đô thị, khai thác quỹ đất là chủ trương lớn của TP, nếu ai cũng đòi như bà thì TP này có cả trăm ngàn người như thế.

Giải quyết ngay cho dân

Ông Mai Đăng Tứ (quận Ngũ Hành Sơn) nói: “Gia đình chúng tôi ở trên đất của phường Hòa Hải từ ngày mới giải phóng. Chúng tôi đã kê khai và nộp đầy đủ các loại thuế. Nhưng khi thu hồi đất của gia đình tôi thì lại bảo rằng đất gia đình tôi không có tên trong hồ sơ địa chính, thế là sao? Tôi yêu cầu phải làm rõ”.

Liên quan đến việc thu hồi đất của ông Tứ, đại diện TP Đà Nẵng cho rằng khi thu hồi mảnh đất trên thì xác định đất là do phường kê khai, còn tài sản trên đất là của ông Tứ. Từ năm 1998, ông Tứ mới nộp thuế nên trường hợp của ông đã được giải quyết theo quy định.”

Tuy nhiên, ông Tứ nói ông đóng thuế từ năm 1995. Giải quyết trường hợp này, ông Văn Hữu Chiến yêu cầu phải kiểm tra lại, xác minh lại thời gian ông Tứ đóng thuế. Ông Tứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng cứ, còn Thanh tra TP phải rà soát, nếu trường hợp gia đình ông thật sự khó khăn như trình bày phải giải quyết sớm.

Tại buổi đối thoại, có một số trường hợp cũng được lãnh đạo TP và Thanh tra Chính phủ giải quyết ngay và các hộ dân vui vẻ cam kết không khiếu kiện nữa. Như vợ chồng ông Nguyễn Văn Cho (Q.Sơn Trà): “Vợ chồng tui bị thu hồi gần 700m² đất nhưng TP chỉ bán lại cho hai lô là không thỏa đáng. Thu hồi đất của tôi đền bù có 300 triệu đồng mà bán lại hai lô đất 250 triệu đồng thì lấy gì gia đình tôi sinh sống? Tôi mong TP cấp thêm cho vợ chồng tui lô đất”.

Sau khi ông Cho trình bày, ông Chiến đồng ý cấp cho gia đình ông Cho thêm lô đất để giải quyết khó khăn. Với hộ ông Nguyễn Trường Chiến (quận Sơn Trà) cũng vậy, sau gần 10 năm khiếu kiện, ông nói “cảm ơn chủ tịch UBND TP” và cho biết như thế là đã thỏa đáng sau khi lãnh đạo TP đồng ý cấp thêm cho ông một lô đất.

 

 

Nguồn: giaoduc.net.vn

Các bài liên quan:

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/133/252/Giat-tham-van-phong/Giat-tham-van-phong.htm

lan son quet voi xu ly silicon

dịch vụ vệ sinh văn phòng

ve sinh cong nghiep

Thanh tra Chính phủ và Đà Nẵng đối thoại với 19 hộ dân khiếu kiện

Tại cuộc làm việc, phía Thanh tra Chính phủ chỉ ghi nhận tình hình mà không đưa ra một kết luận cuối cùng nào về các trường hợp khiếu nại mà theo các hộ khiếu nại là chưa thỏa đáng.

Ngày 21-1, các ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; cùng với các ông Huỳnh Nghĩa, Phó Chủ tịch HĐND thành phố, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố; đồng chí Trần Nhã, Phó Cục trưởng Cục 2, Thanh tra Chính phủ chủ trì tổ chức tiếp công dân đối với các hộ khiếu nại, tố cáo kéo dài trên địa bàn thành phố nhằm thực hiện tinh thần Công văn số 2965/TTCP-VP về việc ra thông báo chấm dứt việc xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo sau rà soát.
Hầu hết vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai xảy ra ở các dự án Liên Chiểu - Thuận Phước, An Cư 2 và hai quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Các vụ khiếu kiện hầu hết kéo dài trên 10 năm.

Không giải quyết việc đòi đất
 

Lãnh đạo thành phố và các cơ quan chức năng lắng nghe các hộ khiếu nại, tố cáo trình bày ý kiến. Ảnh: ĐOÀN LƯƠNG

Tại dự án Liên Chiểu - Thuận Phước, các hộ dân tập trung vào việc UBND TP Đà Nẵng ra quyết định thu hồi đất xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng sau đó lại sử dụng một phần đất của họ để phân lô bán nền cho người khác.

Ông Trần Văn Minh (trú tại P.Tam Thuận, Thanh Khê) nói: “Gia đình chúng tôi rất mệt mỏi sau 10 năm trời đi kiện. Vì sao TP lại thu hồi đất của gia đình tôi rồi đem bán cho người khác? Nếu không giao lại đất đó cho gia đình tôi, tôi sẽ tiếp tục khiếu kiện”. Tương tự, bà Trần Thị Thu Hương tỏ ra gay gắt khi đưa ra yêu cầu đòi bằng được diện tích đất TP thu hồi sử dụng không đúng mục đích. Bà Hương bức xúc: “Khi thu hồi đất của gia đình tôi, TP nói để chỉnh trang đô thị, tuy nhiên sau đó lại chuyển đổi mục đích sử dụng bán cho người khác”.

Ông Văn Hữu Chiến cho biết việc thu hồi, khai thác vệt đất của dự án đường Liên Chiểu - Thuận Phước là chủ trương lớn của TP. Việc khiếu nại của các hộ dân thuộc dự án này đã được Thanh tra Chính phủ vào cuộc và Thủ tướng đã kết luận chấm dứt khiếu nại. Còn các yêu cầu, kiến nghị các hộ dân này đưa ra không có gì mới so với các kiến nghị trước đây.

Ông Trần Nhã - phó cục trưởng Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo (Thanh tra Chính phủ) - cho biết sau khi các hộ khiếu nại ra trung ương, Thủ tướng đã giao TP Đà Nẵng rà soát, nếu các hộ khiếu nại phát sinh tình tiết mới thì phải giải quyết thêm. Đồng thời kiểm tra rà soát các trường hợp công dân khó khăn thì phải có chính sách hỗ trợ thỏa đáng.

Còn bà Thái Thị Hương (quận Hải Châu) thuộc dự án mở rộng sân vận động Chi Lăng khiếu nại: “Chúng tôi yêu cầu TP phải bố trí tái định cư tại chỗ. Sao lại đem đất của nhà tôi đi bán? Tôi đề nghị phải kiểm tra lại, việc yêu cầu tái định cư tại chỗ là đúng pháp luật. Luật không cho phép TP lấy đất đem bán, giải thích được điều này thì tôi xin rút đơn”. Ông Chiến cho rằng tất cả kiến nghị này đã được giải quyết thấu đáo, Thủ tướng đã kết luận. Việc đòi hỏi của bà không có gì mới, chủ trương chỉnh trang đô thị, khai thác quỹ đất là chủ trương lớn của TP, nếu ai cũng đòi như bà thì TP này có cả trăm ngàn người như thế.

Giải quyết ngay cho dân

Ông Mai Đăng Tứ (quận Ngũ Hành Sơn) nói: “Gia đình chúng tôi ở trên đất của phường Hòa Hải từ ngày mới giải phóng. Chúng tôi đã kê khai và nộp đầy đủ các loại thuế. Nhưng khi thu hồi đất của gia đình tôi thì lại bảo rằng đất gia đình tôi không có tên trong hồ sơ địa chính, thế là sao? Tôi yêu cầu phải làm rõ”.

Liên quan đến việc thu hồi đất của ông Tứ, đại diện TP Đà Nẵng cho rằng khi thu hồi mảnh đất trên thì xác định đất là do phường kê khai, còn tài sản trên đất là của ông Tứ. Từ năm 1998, ông Tứ mới nộp thuế nên trường hợp của ông đã được giải quyết theo quy định.”

Tuy nhiên, ông Tứ nói ông đóng thuế từ năm 1995. Giải quyết trường hợp này, ông Văn Hữu Chiến yêu cầu phải kiểm tra lại, xác minh lại thời gian ông Tứ đóng thuế. Ông Tứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng cứ, còn Thanh tra TP phải rà soát, nếu trường hợp gia đình ông thật sự khó khăn như trình bày phải giải quyết sớm.

Tại buổi đối thoại, có một số trường hợp cũng được lãnh đạo TP và Thanh tra Chính phủ giải quyết ngay và các hộ dân vui vẻ cam kết không khiếu kiện nữa. Như vợ chồng ông Nguyễn Văn Cho (Q.Sơn Trà): “Vợ chồng tui bị thu hồi gần 700m² đất nhưng TP chỉ bán lại cho hai lô là không thỏa đáng. Thu hồi đất của tôi đền bù có 300 triệu đồng mà bán lại hai lô đất 250 triệu đồng thì lấy gì gia đình tôi sinh sống? Tôi mong TP cấp thêm cho vợ chồng tui lô đất”.

Sau khi ông Cho trình bày, ông Chiến đồng ý cấp cho gia đình ông Cho thêm lô đất để giải quyết khó khăn. Với hộ ông Nguyễn Trường Chiến (quận Sơn Trà) cũng vậy, sau gần 10 năm khiếu kiện, ông nói “cảm ơn chủ tịch UBND TP” và cho biết như thế là đã thỏa đáng sau khi lãnh đạo TP đồng ý cấp thêm cho ông một lô đất.

 

 

Nguồn: giaoduc.net.vn

Các bài liên quan:

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/133/252/Giat-tham-van-phong/Giat-tham-van-phong.htm

lan son quet voi xu ly silicon

dịch vụ vệ sinh văn phòng

ve sinh cong nghiep

Khắc phục "bệnh hình thức" trong phong trào thi đua

Sáng 22/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã chủ trì phiên họp thứ 50 của Hội đồng nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013.


Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm và các thành viên Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương tham dự.
Nhiều phong trào thi đua với các hình thức đa dạng, phong phú
Năm 2012, hoạt động của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương được thực hiện đảm bảo theo quy chế, hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ đã đề ra.
Ngay từ những tháng đầu năm, các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các địa phương đã tổ chức nhiều phong trào thi đua với các hình thức đa dạng, phong phú, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, trọng tâm là thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn liền với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”
Các phong trào thi đua được triển khai bài bản, có tiêu chí và nội dung thi đua rõ ràng, cụ thể, thiết thực, được người dân đón nhận và hưởng ứng tích cực, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng đã cơ bản hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý để quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Trình Bộ Chính trị Đề án đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; triển khai xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương và các bộ, ngành, địa phương đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc nâng cao chất lượng các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng.
Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến đã có những chuyển biến rõ nét, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng với các cơ quan truyền thông trong việc giới thiệu, tuyên truyền các điển hình tiên tiến. Các bộ, ngành, địa phương tổ chức nhiều hình thức tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, những tấm gương người tốt, việc tốt, bước đầu tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng.
Công tác khen thưởng đã được các cấp quan tâm chỉ đạo để thực hiện chặt chẽ và kịp thời hơn, có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như trong chỉ đạo thực hiện. Chất lượng khen thưởng được nâng lên; các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng sử dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền để khen thưởng kịp thời các trường hợp có thành tích; đồng thời quan tâm hơn trong việc khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, người lao động trực tiếp.
Hoạt động của Hội đồng và Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã bám sát phương hướng, nhiệm vụ đề ra, tập trung triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.
Khắc phục "bệnh hình thức" trong các phong trào thi đua, khen thưởng

Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được của công tác thi đua, khen thưởng năm 2012, các đại biểu đã dành nhiều thời gian nêu lên những tồn tại, hạn chế cần khắc phục của công tác này, trong đó nổi lên là công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua ở một số nơi còn hình thức, chậm được đổi mới, còn nhiều phong trào thi đua chưa hiệu quả.
Công tác khen thưởng, bình xét và công nhận danh hiệu thi đua ở một số bộ, ban, ngành và địa phương không chặt chẽ, còn nể nang; một số nơi công tác thẩm định khen thưởng chưa bám sát quy định hiện hành; tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu;…
Nhấn mạnh còn có nhiều phong trào thi đua chưa hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm cho rằng việc phát động các phong trào thi đua cần phải tiếp tục được đổi mới theo hướng thi đua phải có nội dung, có sức sống, có trọng tâm, trọng điểm và mang tính sát thực, hiệu quả hơn. Bện cạnh đó, việc xét khen thưởng nên quan tâm nhiều hơn nữa đến khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, người trực tiếp lao động, sản xuất, tránh tình trạng khen thưởng tràn làn, mang tính hình thức…
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị tập trung mạnh hơn vào công tác tuyên truyền, tăng thời lượng truyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác thi đua, khen thưởng, gương người tốt, việc tốt, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tiêu biểu.
Các đại biểu cũng nhấn mạnh cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng...
Triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
Về nhiệm vụ năm 2013, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương sẽ tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ngay từ những tháng đầu năm, trong đó tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” theo đúng chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, các bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và các địa phương có kế hoạch cụ thể để tổ chức các phong trào thi đua, bám sát các nhiệm vụ chính trị được giao, thể hiện quyết tâm cao độ, đoàn kết một lòng, tổ chức phong trào thiết thực nhằm hoàn thành sớm kế hoạch tháng, quý và cả năm, góp phần vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước năm 2013.
Hội đồng sẽ tập trung tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, gương điển hình tiên tiến; đôn đốc các cụm, khối thi đua tổ chức tổng kết công tác năm 2012, tăng cường công tác thông tin, phối hợp giữa các cụm, khối, nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của mỗi bộ, ngành, Mặt trận, đoàn thể và địa phương trong phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, đảm bảo khen thưởng phải đúng quy định, kịp thời, chính xác.
Hội đồng sẽ tham mưu trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá công tác thi đua, khen thưởng năm 2012 đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị, hướng vào lợi ích thiết thực của người dân, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước.
Đề cập tới nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh công tác thi đua, khen thưởng phải bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của năm 2013, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của năm là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội...
Các bộ, ngành và địa phương cần có các kế hoạch cụ thể để tổ chức các phong trào thi đua theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, thực hiện tốt các phong trào thi đua hiệu quả đã đi vào cuộc sống nhất là phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới.
Đối với công tác khen thưởng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, quan tâm đến việc phát hiện nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua để khen thưởng, tôn vinh kịp thời trong đó chú ý tới hình thức khen thưởng đột xuất, khen thưởng cá nhân tiêu biểu, tiên tiến là người lao động trực tiếp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu nâng cao chất lượng của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng trong việc chỉ đạo, theo dõi, giám sát, kiểm tra các phong trào thi đua đồng thời các bộ, ngành, Mặt trận, đoàn thể, địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nhằm nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt./.
Thiện Thuật (TTXVN)
 

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Các bài liên quan:

dịch vụ làm sạch hàng ngày

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/112/257/Dich-vu-ve-sinh-van-phong/Dich-vu-ve-sinh-van-phong.htm

phu bong san go danh bong san go

Mang Tết ấm tới những đứa trẻ 'tím bầm' ở Mộc Châu

Từ bài viết phản ánh tình trạng những đứa trẻ, các hộ gia đình đói nghèo đang phải oằn mình chống lại những đợt gió mùa rét buốt, nhiều độc giả đã đóng góp để mang lại cái tết ấm áp cho đồng bào dân tộc ở Mộc Châu, Sơn La.

Ấm lòng ngày tết 2013

Sau khi bài viết "Những đứa trẻ “tím bầm” trong rét buốt ở Mộc Châu" được đăng tải, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của độc giả. Có nhiều tấm lòng hảo tâm muốn chung tay giúp đỡ phần nào cho những em nhỏ khó khăn ở xã Tân Xuân, Mộc Châu, Sơn La.

Hình ảnh những đứa trẻ tím bầm vì giá rét ở xã Tân Xuân, Mộc Châu, Sơn La

Đặc biệt, câu lạc bộ vì cộng đồng iGo đã tổ chức chương trình “Tết ấm" đến với bà con dân tộc tại bản Cột Mốc, Tân Xuân, Mộc Châu, Sơn La. Đây là một bản biên giới (nằm trên biên giới Việt Lào), còn rất nhiều khó khăn, chưa có điện, bà con dân tộc còn rất nghèo. Bản có 65 nóc nhà với trên 100 trẻ.

Bé gái bản Láy không có áo mặc giữa mùa đông.

Câu lạc bộ iGo cùng Đoàn thanh thiếu niên Phật Tử Thiện Tín tổ chức chương trình này hy vọng các tấm lòng vàng, các đoàn thể sẽ cùng đoàn trao tận tay những món quà Tết thiết thực và ý nghĩa nhất cho các hộ gia đình khó khăn. Chuyến đi lần này sẽ để lại một chút dư vị Tết ấm áp tình người dành cho các hộ gia đình, các em nhỏ đang phải hứng chịu những đợt rét buốt của núi rừng tây bắc.

Về hình thức quyên góp, độc giả có thể quyên góp bằng tiền mặt qua tài khoản của chương trình:

Tên TK: Vũ Thị Ngọc Thủy

Số TK: 1506205085636

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hồ

Hoặc qua số TK: 00011392002

Tên chủ TK: Nguyễn Ngọc Quang

Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Tienphongbank

Nội dung chuyển khoản: Ủng hộ "Ấm lòng ngày Tết 2013". Sau khi chuyển khoản vui lòng liên hệ với số điện thoại: 01667696365.

Câu lạc bộ vì cộng đồng iGo trong chuyến trao áo ấm cho các em nhỏ ở Hà Giang

Đối với độc giả muốn quyên góp bằng hiện vật:

- Quần áo, khăn mũ tất, giày dép ủng,... (ưu tiên cho trẻ em từ độ tuổi mầm non đến hết cấp 2). Hình thức mới hoặc cũ như vẫn dùng tốt.

- Chăn màn, mới hoặc cũ.

- Tiền mặt (toàn bộ tiền mặt quyên góp sẽ được dùng cho việc mua các suất quà Tết).

- Hỗ trợ phương tiện vận chuyển đồ và đoàn tình nguyện.

Địa điểm quyên góp : Tại trường các cơ sở của trường ĐH FPT tại HN hoặc liên hệ với BTC chương trình.

ĐH FPT Hà Nội: Phòng141 - Tòa nhà Detech, số 8 Tôn Thất Thuyết, Từ Liêm, Hà Nội (liên hệ Tuấn: 01667696365) - Viện Quản trị kinh doanh FSB - ĐH FPT: Nhà C tòa nhà Việt Úc, khu đô thị Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Hà Nội (liên hệ Trang: 01672279077).

ĐH FPT cơ sở Hòa Lạc - Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội (Liên hệ Quyết: 01648502838). Ngoài ĐH FPT liên hệ BTC: Tuấn - số điện thoại: 01667696365

Chương trình rất mong nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm trên mọi miền tổ quốc. Mỗi sự đóng góp của quý vị sẽ là sự đóng góp quý báu và thiết thực cho các em nhỏ vùng cao đang gặp khó khăn và góp phần to lớn sự thành công của chương trình.

PV

Theo Infonet

 

Nguồn: news.zing.vn

Các bài liên quan:

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/135/251/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon.htm

dich vu ve sinh van phong

http://vesinhsach.net/32/211/Phu-bong-danh-bong-san-go/Phu-bong-san-go-danh-bong-san-go.htm

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

'Chở' mùa xuân ra Trường Sa

Trong thời gian gần 20 ngày, vượt qua những đợt sóng biển dữ đội và cơn bão số 1, con tàu Trường Sa HQ – 571 đã mang hàng tết, mang mùa xuân đến với những người lính đang làm nhiệm vụ trên các đảo chìm ở tuyến phía Nam của quần đảo Trường Sa: Thuyền Chài, Đá Lát, Đá Đông, Đá Tây.

 

Khi nói đến đảo chìm là người ta thường nghĩ ngay đến nỗi vất vả, gian truân của những cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu của Tổ quốc ở Trường Sa. Các đảo chìm mà chúng tôi đến đều chung cảnh “đảo mong tàu, tàu ngóng đảo”, vì thủy triều xuống, thềm san hô nhô lên khỏi mặt nước, xuồng không thể vào được.

Nhân dịp năm mới 2013 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ, Đoàn công tác Vùng 4 Hải quân ra thăm và mang hàng, quà Tết của Bộ Quốc phòng và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân cả nước gửi tặng cán bộ và chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo Nam Yết, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Trong ảnh: Đồng chí Nguyễn Bá Ngọc, Phó Tư lệnh vùng 4 Hải quân, thay mặt Đoàn công tác trao quà cho cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ trên đảo Nam Yết. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Tại mỗi đảo chìm, khi chiếc xuồng chuyển tải vào cách đảo chừng 1 hải lý, những người “chủ nhà” đã ra tận cầu cảng đón đoàn trong niềm vui gặp mặt. Trong tiếng ồn ào của biển cả, những cái bắt tay thật chặt, thật thân thiết giữa “đất liền” với “biển đảo”. Có lẽ với cán bộ, chiến sĩ ở đây, chúng tôi là người xông đất năm mới 2013, người mang “mùa xuân” đến cho đảo. Và những người lính ở đây cũng coi giây phút gặp người từ đất liền ra, chính là thời điểm tết đến xuân về. Trung úy Nguyễn Đình Thái, Điểm trưởng đảo Đá Tây B (29 tuổi, quê Nam Đàn, Nghệ An), đại úy Phạm Quang Minh (35 tuổi, quê Mỹ Hào, Hưng Yên), Chính trị viên đảo Đá Đông đều vui mừng cho biết: Khi biết tin tàu “chở” mùa xuân đang ra, tất cả cán bộ, chiến sĩ trên đảo mừng lắm và mong từng ngày.

Chuyển hàng, quà tết từ đất liền lên đảo Đá Thị. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

Quả thật, không thể nói hết niềm vui mừng của những người “chủ nhà” ở các đảo chìm mà chúng tôi đã đến và một trong những thứ quý nhất của đảo đã được mang ra “chiêu đãi” khách - đó là nước ngọt (nước mưa hứng trên đảo). Nếu như tại các đảo nổi (có giếng nước lợ) nước ngọt quý như vàng, thì ở những đảo chìm nước ngọt còn quý gấp bội. Bởi đảo nhỏ, diện tích hẹp, các bể chứa nước mưa đều không to lắm nên cán bộ, chiến sĩ ở những đảo này đã liệt nước ngọt vào một trong “mặt hàng” thiết yếu quý hiếm nhất. Vào mùa khô trời không mưa, mỗi người lính ở những đảo chìm chỉ được một can nước ngọt 20 lít vừa để rửa mặt, vừa tắm,…, đồng thời được tái sử dụng lại để tưới rau. Một số chiến sĩ ở các đảo chìm cũng cho hay: Nếu ở đất liền, khi trời mưa tất cả mọi người đều cố gắng tìm một nơi trú thì ở đây, nhất là vào mùa khô, trời mưa là lúc được tắm thoải mái. Khi nghe trung úy Nguyễn Đình Thái nói: Hôm nay đảo “chiêu đãi” các nhà báo một “bữa” tắm - người “ngoại đạo” như chúng tôi phải ngưng lại để hiểu trọn vẹn lời mời, cũng như cảm nhận được sự quý mến, trân trọng, tấm lòng hào hiệp và tình cảm của người lính đảo chìm ở Trường Sa.

Tuy là đảo nhỏ, thiếu thốn về nước ngọt, nhưng những người lính ở đây có nhiều hình thức giải trí sau mỗi ngày làm nhiệm vụ: đọc sách, nghe đài, xem ti vi, hát karaoke, đánh cờ tướng… Đặc biệt, đối với cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa nói chung và đảo chìm nói riêng, nghe đài, xem tivi, có mạng Viettel để gọi điện thoại di động cho người thân vừa là nhu cầu của đời sống tinh thần, vừa là cầu nối với đất liền.

Cũng giống như ở đất liền, không khí đón Tết cổ truyền trên đảo thật tưng bừng, với đủ cả các hương vị từ bánh chưng, thịt lợn, cây mai, cành đào,…đến các trò chơi giải trí như hái hoa dân chủ, thi hát karaoke… Tuy vậy, tinh thần sẵn sàng chiến đấu và độc lập tác chiến của những người lính ở đây rất cao. Các đảo luôn thực hiện tốt chế độ canh trực và sẵn sàng chiến đấu 24/24 giờ, đảm bảo quan sát phát hiện đúng mục tiêu trên biển để xử lý. Đại úy Phạm Quang Minh, Chính trị viên đảo Đá Đông, thiếu tá Nguyễn Văn Quý (37 tuổi, quê Thuận Thành, Bắc Ninh), Chính trị viên đảo Thuyền Chài tâm sự: Ở đây chúng tôi là anh em trong một gia đình. Đảo trưởng là người anh lớn, nắm bắt tâm tư tình cảm của từng người để động viên, hướng dẫn anh em cùng giúp nhau tiến bộ. Với đặc thù đảo có 3 điểm, lại ở cách xa nhau, nên đảo gặp khá nhiều khó khăn trong việc đi lại. Vì vậy, công tác định hướng tư tưởng chính trị cho cán bộ, chiến sĩ là rất quan trọng. Dù không đủ diện tích để tổ chức các hoạt động sôi nổi như bóng chuyền, bóng đá... nhưng thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí như văn nghệ,... người chỉ huy đã định hướng tư tưởng, giữ gìn bản lĩnh chính trị cho toàn cán bộ, chiến sĩ…

Bữa cơm chia tay với những người lính đảo chìm ở Thuyền Chài có cả hương vị của đất liền và biển cả, giống như một bữa “Tất Niên” sớm. Tuy thời gian ở trên đảo không nhiều nhưng tất cả đều coi nhau như những người thân trong gia đình, người đi, người ở đều bịn rịn chia tay. Một mùa xuân mới lại về với những người lính Trường Sa, nơi biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nguyễn Cường

 

Nguồn: baotintuc.vn

Các bài liên quan:

dich vu lam sach hang ngay

giặt thảm văn phòng

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/32/211/Phu-bong-danh-bong-san-go/Phu-bong-san-go-danh-bong-san-go.htm

Vị Phật sống duy nhất từ bỏ ngôi vị

GiadinhNet - Mới đây, nhiều tờ báo lớn của thế giới đồng loạt đăng tin về Osel Hita Torres - 27 tuổi, người Tây Ban Nha - tốt nghiệp xuất sắc ngành điện ảnh tại trường đại học Madrid, bởi anh chính là vị Phật sống đầu tiên trong lịch sử từ bỏ tước vị để sống một cuộc sống bình thường.

Torres khi còn là Phật sống ở Ấn Độ (trái) và cuộc sống thật hiện nay (phải).

Từ bỏ vị trí triệu người mơ

Tại Tây Tạng – Kinh đô của Phật giáo thế giới, vẫn tồn tại tục lệ đào tạo Phật sống (Đạt Lai Lạt Ma) bắt nguồn từ thuyết tái sinh của đạo Phật: con người có thể đầu thai, sống luân hồi qua nhiều kiếp. Người đứng đầu giáo hội Phật giáo chính là Đức Phật mượn thân xác con người để hiện hữu nơi trần thế, cứu độ chúng sinh. Khi thân xác ấy tiêu tàn theo quy luật của tạo hóa, Đức Phật sẽ tái thế vào một thân xác khác Ngài sẽ hóa thân vào hình hài một đứa trẻ nào đó, gọi là linh đồng.

Việc lựa chọn Phật sống được thực hiện theo một quy tắc rất khắt khe. Các vị cao tăng sẽ căn cứ vào những lời dặn dò trước khi viên tịch của vị Phật sống cùng những lời báo mộng của vị thần Hộ pháp có tên Lạp Mục Xuy Trung về phương hướng và địa danh mà linh đồng sinh ra, để chia thành nhiều nhóm đi tìm.
 
Thường mỗi nhóm sẽ tìm được vài linh đồng, khiến tổng số hiện thân của Đức Phật có khi lên tới hàng chục. Tuy nhiên, phải qua nhiều vòng sàng lọc, dựa vào một loạt các tiêu chí ngặt nghèo như địa điểm ra đời, năm sinh, phong thủy của vùng đất nơi linh đồng được sinh ra, tướng mạo, khả năng đối đáp... sẽ chỉ còn một vài linh đồng đáp ứng được tiêu chuẩn để trở thành Phật sống. Và khi được chọn trở thành Phật sống những đứa trẻ này sẽ bắt đầu sống và học tập một chế độ khắt khe để đủ trình độ dẫn dắt tinh thần cho hàng triệu phật tử.

Tây Tạng Phật giáo được phổ biến khá rộng rãi trên thế giới, nên việc chọn Phật sống cũng diễn ra không chỉ ở Tây Tạng mà có cả những người châu Âu, Mỹ… Và Osel Hita Torres - Vị Phật sống đầu tiên trong lịch sử cũng đến từ một nơi ngoài vùng đất Tây Tạng. Câu chuyện bắt đầu từ tháng 3/1984, khi Lama Yeshe - Đại sư của Phật giáo Tây Tạng sáng lập Hội Bảo tồn Phật giáo Đại thừa ở Califfornia (Mỹ) qua đời ở tuổi 49.
 
Gần một năm sau, ngày 12/2/1985, cậu bé Osel Hita Torres, con của hai môn đệ Lama Yeshe ra đời. Bố mẹ đặt tên cho cậu là Osel (Tịnh Quang) cũng là để tưởng nhớ bậc đại sư của mình. Chỉ ít lâu sau khi Torres ra đời, người ta phát hiện cậu bé có những dấu hiệu thể hiện là hóa thân của Lama Yeshe kiếp trước như nhận ra những người quen biết Lama Yeshe trước đây.
 
Sau nhiều cuộc kiểm tra nghiêm ngặt, kỹ lưỡng, đích thân người được coi là đứng đầu Phật giáo Tây Tạng hiện nay đã công nhận điều này. Ngày 17/3/1987, Torres được tấn phong làm Phật sống với tên Tenzin Osel Rinpoche, gọi tắt là Lama Osel. Lên 6 tuổi, cậu được đưa vào thiền viện Sera ở miền Nam Ấn Độ học tập để chuẩn bị kế tục sự nghiệp của Lama Yeshe - làm ngọn cờ của Phật giáo Tây Tạng ở phương Tây.

Thế nhưng, tháng 5/2009, báo chí Tây Ban Nha đồng loạt đăng tải thông tin gây chấn động rằng: Lama Osel – lúc đó đã là một chàng trai 24 tuổi, đang có ý định từ bỏ phẩm vị để trở thành một nhà…làm phim. TờEl Mundodẫn những lời trần tình của Torres: “Khi mới 14 tháng tuổi tôi đã bị đưa sang Ấn Độ. Ở đó người ta khoác cho tôi một chiếc áo cà sa thêu vàng óng ánh và đặt tôi lên ngai để mọi người thờ phụng. Họ kéo tôi khỏi gia đình mình và đưa tôi đến một hoàn cảnh sống của thời trung cổ”.
 
Báo này còn cho biết, thời điểm đó, thay vì sống ở tu viện, vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi này đang mặc quần áo theo phong cách hip hop, để tóc dài và thích nói về thần tượng của mình là nghệ sĩ đàn guitar Jimi Hendrix (đã chết vì uống rượu và dùng thuốc ngủ quá liều) hơn là rao giảng kinh Phật. Bất chấp những lời khuyên của các cao tăng, Torres đã rời Ấn Độ trở về Tây Ban Nha, theo học tại khoa Điện ảnh tại Đại học Madrid.
Những bi kịch đời thường sau ánh hào quang

Trong khi Lama Osel muốn làm người thường thì hàng triệu gia đình ở Tây Tạng và nhiều nơi trên thế giới lại mơ con cái mình được trở thành Phật sống. Ngoài lý do sùng bái Phật giáo, ước nguyện này cũng xuất phát từ những toan tính rất đời thường. Với địa hình chủ yếu là núi non hiểm trở, nền kinh tế Tây Tạng ngàn đời nay luôn gắn liền với chăn nuôi và trồng trọt trên những vách đá lởm chởm khô cằn. Cuộc sống phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên khiến những người nông dân Tây Tạng gặp nhiều khó khăn.
 
Trong khi đó, nếu trở thành Phật sống, con trai họ sẽ đứng đầu Phật giáo Tây Tạng – vốn được mệnh danh là đất tổ của Phật giáo toàn thế giới. Cuộc sống vật chất dù chay tịnh nhưng cũng vô cùng sung túc, còn quyền lực tinh thần của Phật sống thì gần như là vô biên với các phật tử.
Cậu bé Losang Doje được chọn làm Phật sống Tây Tạng khi mới 4 tuổi.
Ngay cả khi không vượt qua được các vòng sơ loại, hay không may mắn được chọn trở thành Phật sống thì các linh đồng vẫn có địa vị cao trong Phật giáo Tây Tạng một cách dễ dàng hơn các chư tăng khác, vốn phải phấn đấu bằng con đường tu tập khổ hạnh đầy gian nan.
 
Với những gia đình ở Tây Tạng, nếu không may mắn có con được coi là linh đồng, thì họ cũng thường gửi con vào chùa tu hành từ khi còn rất nhỏ. Theo truyền thống ở Tây Tạng, nam giới thường dành ra một khoảng thời gian nhất định trong cuộc đời để xuất gia làm thầy tu.
 
Sau đó, họ có thể hoàn tục, chỉ còn là một Phật tử bình thường, nhưng cũng có thể chọn tu hành trọn đời. Nhiều gia đình Tây Tạng có ít nhất một con trai là nhà sư. dù trở thành một nhà sư bình thường hay Phật sống, những đứa trẻ bị đưa vào chùa từ lúc quá nhỏ cũng ít nhiều chịu những bi kịch như chàng trai Tây Ban Nha Torres tiết lộ.

Theo quy định, việc lựa chọn các linh đồng phải là những đứa trẻ còn rất nhỏ, thường chỉ trong khoảng 4 - 6 tuổi. Sau vài năm đào tạo, đến lúc được chọn, Phật sống chỉ khoảng 10 tuổi. Tạp chíNational Geographic(thuộc Hội Địa lý Hoa Kỳ) từng đăng bài lên án thiết chế tôn giáo này vì cho rằng, ở độ tuổi còn quá non nớt đó, những đứa trẻ chưa thể có ý thức đầy đủ và đúng đắn, nhất là về một thứ phức tạp như tôn giáo. Chính người lớn đã chọn lựa tương lai cho chúng theo ý muốn của mình.
 
Thật vậy, nhiều trẻ em được đưa vào chùa từ lúc quá bé đã quên mất gia đình chỉ sau một vài năm tu hành. Bởi vì, ngay sau khi xuất gia, những chú bé này sẽ phải ở hẳn trong chùa, không tiếp xúc với bên ngoài để tập trung học tập về giáo lý, ngồi thiền, tập yoga, nghiên cứu về y dược…
 
Sau khoảng 5 năm tu hành, khi được nhập thế hàng ngày để tiến hành các nghi lễ cho dân chúng, giảng kinh, khám bệnh cứu người… những chú bé năm xưa đã trở thành một người khác. Ngay cả cha mẹ, anh chị em sẽ phải cúi lạy họ - vị Phật sống đầy tôn kính - mỗi khi gặp mặt. Có thể các Phật sống này vẫn nhớ đó là cha mẹ, người thân của mình nhưng hai chữ “ruột thịt” không còn thiêng liêng như nó vốn có nữa.

Tự do tín ngưỡng là quyền của mỗi người và Phật giáo với những giáo lý chủ yếu khuyên con người làm điều thiện vẫn được chào đón nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, câu chuyện về vị Phật sống duy nhất từ bỏ phẩm vị cũng là một vấn đề nghiêm túc về tính nhân bản.
 
Sau khi tốt nghiệp đại học, Torres vẫn phát biểu rằng việc cùng lúc được thừa hưởng cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây là một đặc ân, đồng thời phủ nhận thông tin cho rằng mối quan hệ giữa anh và Phật giáo Tây Tạng đã bị cắt đứt, nhưng anh khẳng định mình sẽ theo đuổi sự nghiệp điện ảnh và không trở lại với vai trò Phật sống.
 
Câu chuyện của anh đã trở thành ví dụ để người ta nghi ngờ về thuyết tái sinh của Phật giáo. Đáp lại, các lãnh đạo tối cao của Tây Tạng Phật giáo lập luận rằng, sư tăng phải tu nhiều kiếp mới có thể thành Phật, mới thực sự thoát khỏi luân hồi. Vì thế việc Torres kiếp trước từng là một cao tăng, nhưng kiếp này lại không thể đắc đạo do những cám dỗ của cuộc đời thì cũng là một chuyện bình thường.
Thanh Tùng
 

Nguồn: giadinh.net.vn

Các bài liên quan:

dich vu lam sach hang ngay

giặt thảm văn phòng

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/32/211/Phu-bong-danh-bong-san-go/Phu-bong-san-go-danh-bong-san-go.htm

ASEAN-Nhật Bản kỷ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị

Tối 18/1, lễ kỷ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản đã diễn ra trọng thể tại khách sạn Kempinski ở trung tâm thủ đô Jakarta.


Tham dự lễ kỷ niệm có Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh, Đại sứ Nhật Bản tại ASEAN Ishikane Kimihiru, Đại sứ - Trưởng phái đoàn đại diện các nước ASEAN và các nước đối tác đối thoại tại ASEAN, đông đảo đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN và Đoàn Ngoại giao tại Indonesia, phóng viên báo chí, truyền hình và truyền thông Indonesia và quốc tế.
Phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm, Tổng thư ký Lê Lương Minh đã điểm lại chặng đường và những kết quả tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN-Nhật Bản trong 40 năm qua, bày tỏ niềm vinh dự được khai mạc lễ kỷ niệm đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ giữa đôi bên, đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị gắn bó và hợp tác chặt chẽ này.
Tổng thư ký Lê Lương Minh khẳng định Nhật Bản là một trong những đối tác đối thoại lâu đời và quan trọng nhất, luôn chia sẻ lợi ích trong mọi tiềm năng và thách thức với ASEAN. Trong những năm qua, Nhật Bản đã luôn song hành, tăng cường mối liên kết, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với ASEAN trong tiến trình ASEAN phát triển, hội nhập khu vực hướng tới xây dựng Cộng đồng chung vào năm 2015, chia sẻ mối quan tâm chung với ASEAN trong cuộc chiến chống khủng bố, ứng phó với thảm họa thiên nhiên, đảm bảo an ninh hàng hải, duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, phát triển và thịnh vượng trong khu vực.
Tổng thư ký Lê Lương Minh nhấn mạnh: "Tình hữu nghị ASEAN-Nhật Bản đã được tôi luyện qua thời gian, không chỉ thông qua quan hệ đối tác phát triển của khu vực trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa và xã hội, mà còn thông qua các mối quan hệ giữa chính phủ, nhân dân và khu vực tư nhân, cũng như thông qua các thách thức và khủng hoảng, bao gồm thảm họa thiên nhiên.”
Tổng thư ký Lê Lương Minh nêu rõ trong tương lai, ASEAN hoan nghênh sự tiếp tục gắn kết giữa Nhật Bản và ASEAN, sự gắn kết này sẽ tiếp tục đem lại lợi ích cho kinh tế và mở rộng các mối quan hệ của hai bên.
ASEAN đã trở thành đối tác chiến lược của Nhật Bản khi đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và là một thị trường rộng lớn. Năm 2011, Nhật Bản đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, với tổng kim ngạch thương mại 273,35 tỷ USD.
Mở đầu từ năm 1973 với việc thành lập Diễn đàn về Cao su tổng hợp, mối quan hệ ASEAN-Nhật Bản đã phát triển và được làm sâu sắc thêm với cam kết của Nhật Bản coi ASEAN là đối tác bình đẳng vào năm 1977. Trong những năm qua, mối quan hệ ASEAN-Nhật Bản tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, với biểu tượng của tình hữu nghị là việc thành lập Trung tâm ASEAN-Nhật Bản vào năm 1981, bổ nhiệm Đại sứ Nhật Bản tại ASEAN năm 2010 và thành lập Phái đoàn đại diện thường trực Nhật Bản tại ASEAN năm 2011.
Tổng thư ký Lê Lương Minh chia sẻ rằng Lễ kỷ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN-Nhật Bản là một thông điệp mạnh mẽ cho ý chí, nguyện vọng của chính phủ và nhân dân ASEAN và Nhật Bản tiếp tục tăng cường, củng cố tình hữu nghị và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa đôi bên, vì hòa bình, an ninh, ổn định, phát triển và thịnh vượng chung.
Về phần mình, Đại sứ Ishikane Kimihiru đã thay mặt Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gửi lời chúc mừng đến toàn thể người dân các nước ASEAN, và chúc cho quan hệ ASEAN-Nhật Bản tiếp tục phát triển bền vững và tốt đẹp.
Đại sứ Ishikane Kimihiru nhấn mạnh Nhật Bản luôn coi trọng ý nghĩa và tầm quan trọng của mối quan hệ ASEAN-Nhật Bản, đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và trong cấu trúc Đông Á đang định hình, cũng như vai trò của ASEAN trong đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực.
Đại sứ Kimihiru khẳng định cam kết của Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ASEAN trong tiến trình phát triển kinh tế, hội nhập khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, nhất là thông qua các chương trình kết nối của ASEAN. Nhật Bản và ASEAN cùng chia sẻ nhiều thách thức truyền thống chung, cùng mong muốn duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông và trong khu vực.
ASEAN có vai trò quan trọng và trung tâm trong khu vực, là một nhân tố đảm bảo cho hòa bình và đã trở thành một động lực tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới. Mối quan hệ ASEAN-Nhật Bản đã đem lại lợi ích cho cả đôi bên.
Đại sứ Kimihiru cho biết Nhật Bản và ASEAN đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa đôi bên, trong đó có Lễ kỷ niệm quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Nhật Bản ngày 18/1/2013 tại Giacácta và Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN-Nhật Bản sẽ diễn ra vào tháng 12/2013 tại Nhật Bản.
Bên lề lễ kỷ niệm, Nhật Bản đã tổ chức triển lãm giới thiệu về nét đẹp văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực và công cuộc tái thiết của các tỉnh như Miyagi, Iwate và Fukushima, những khu vực chịu thiệt hại nặng nề trong thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011./.
(TTXVN)
 

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Các bài liên quan:

dich vu lam sach hang ngay

giặt thảm văn phòng

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/32/211/Phu-bong-danh-bong-san-go/Phu-bong-san-go-danh-bong-san-go.htm

Độc giả Báo Công an thành phố phẩn nộ vì sự xuyên tạc của “Bên thắng cuộc”

Sau khi hai số Báo CATP ra ngày 17 và 18-1-2013 đăng bài phân tích, phê phán những sai trái của tập I sách “Bên thắng cuộc” (tác giả Huy Đức), rất nhiều độc giả đã đồng tình với quan điểm của báo, đồng thời góp thêm nhiều tiếng nói với dư luận. Báo CATP xin trích vài ý kiến tiêu biểu trong số rất nhiều ý kiến đã gửi đến tòa soạn hoặc phản ánh trên một số diễn đàn mạng có đăng lại bài viết: “Về quyển sách Bên thắng cuộc: Vượt qua sợ hãi hay “chém gió”?”.



PHẠM NGUYỄN ANH TUẤN (quận 3, TPHCM): HUY ĐỨC ĐÃ BÔI NHỌ LỊCH SỬ

Ngay trong tâm tưởng, Huy Đức đã có chủ ý chia rẽ Bắc - Nam. Ngày nay, một học sinh tiểu học cũng hiểu rằng, nước Việt Nam nguyên là thể thống nhất, chỉ bị cắt chia sau Hiệp định Geneve. Sự cắt chia trên vĩ tuyến tạm thời, còn trong tâm tưởng của mọi người Việt Nam vẫn là một nước Việt Nam.
Huy Đức nhắc đến cái gọi là sự “tuẫn tiết” của một số viên tướng Sài Gòn như Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam... thực ra đó là kết cục của kẻ đã bị ngoại bang dùng tiền mua và trong cơn hoảng loạn đã phải tự kết liễu đời mình. Dù sao, nghĩa tử là nghĩa tận, chúng ta đều mong ở thế giới bên kia hương hồn họ được thanh thản, nhưng Huy Đức lại khơi lại nỗi đau này.

Vấn đề cải tạo, học tập sau chiến tranh được Huy Đức mô tả “cơm tù không thể nào tránh được cá thúi, gạo hẩm. Nước cũng là nỗi khát khao của tù nhân”. Tại sao tác giả “Bên thắng cuộc” không miêu tả, so sánh cải tạo của chế độ mới với nhà tù chế độ cũ như Côn Đảo, Phú Quốc... những tội ác mà Mỹ và tay sai gây ra như kìm kẹp, đóng đinh, thủ tiêu, chuồng cọp, cùm chân, tra tấn... đã làm máu người tù chính trị chảy tức tưởi, đau uất... Nhưng nhân dân Việt Nam đã gác lại quá khứ đau thương ấy để quên đi, để hòa hợp dân tộc, đoàn kết. Những người “Bên thắng cuộc” mới có quyền căm thù, có quyền lên án nhưng họ vẫn im lặng và đặt quá khứ sang một bên. Đau lắm chứ, cả dân tộc dồn cả máu, mồ hôi, nước mắt cho chiến tranh. Bao nhiêu bà mẹ mất con, bao nhiêu người vợ mất chồng, anh em ly tán, còn bao nhiêu triệu người bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin. Còn bao nhiêu liệt sĩ chưa tìm thấy mộ... khơi lại thù hằn và khổ đau để làm gì? Để chia rẽ Bắc - Nam ư?
 


Nước lấy từ hai miền Nam - Bắc hòa chung vào dòng Thạch Hãn (Quảng Trị) thể hiện ý chí, khát vọng thống nhất đất nước

Khi Liên Xô tan rã, Bùi Tín đã nhanh chân chạy sang phương Tây với mưu đồ đón gió, rồi ra rả trên đài BBC, VOA và tung ra mấy cuốn gọi là hồi ký, giọng điệu na ná như Huy Đức trong “Bên thắng cuộc”. Bùi Tín và Huy Đức dường như đã xong canh bạc đời họ!

Xuyên tạc lịch sử vốn là thủ đoạn của chiến tranh tâm lý đã được sử dụng từ thời cổ đại. Huy Đức học lại theo cách vô lương tâm nhất.

VĂN HOÀNG (phường Phước Vĩnh, TP.Huế): ĐỘC ÁC, MỊ DÂN CHIA RẼ KHỐI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Tôi ít có điều kiện và cũng nhác đọc sách, nhưng nghe tin “Bên thắng cuộc” đang gây “sốc” trong và ngoài nước nên háo hức tìm đọc. Càng đọc càng thấy khó “nuốt”, khó tin và tức sôi máu vì những luận điệu xuyên tạc lịch sử, chà đạp lên những mất mát, hy sinh xương máu, công lao của bao thế hệ người Việt Nam.

Cái tiêu đề cuốn sách đã thấy... chướng. “Bên thắng cuộc” là chỉ cá nhân, tập thể giành thắng lợi trong một cuộc chiến, một sự đấu đá nào đó. Trong khi cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm là phi nghĩa, bị lên án; còn cuộc cách mạng của quân và dân Việt Nam là chính nghĩa, được cộng đồng quốc tế ủng hộ, giúp sức... Cái sự “thắng” của chúng ta là chiến thắng (của cả dân tộc) chứ không phải “thắng cuộc” như trong đánh bạc, thi thố, thách đấu.

Trong xã hội có anh hùng, có “thằng khùng thằng điên” và những kẻ cơ hội, “ăn cháo đá bát” luôn tìm cách chia rẽ mối đại đoàn kết dân tộc; dùng những trò hề vớ vẩn để lôi kéo, nịnh bợ những kẻ hiếu chiến ở ngoại quốc chống phá Nhà nước. Chúng phủ nhận công lao của tiền nhân, thậm chí tổ tiên mình... Tác giả Huy Đức (tên thật là Trương Huy San, quê gốc Hà Tĩnh, hiện đang sống và làm việc tại Boston, Mỹ) đang thực hiện những điều này, nhưng lại bị chính những phần tử chống cộng bài trừ, tẩy chay. Họ sẽ nghĩ rằng có một tên chiêu hồi đã chạy trốn khỏi đất nước giờ tìm cách công kích, lôi kéo sự ủng hộ để phục vụ cho lợi ích của mình.
 


Hai bà mẹ hai miền Nam - Bắc sum họp trong ngày thống nhất đất nước

Trong hai cuộc kháng chiến, miền Bắc và miền Nam là một thể thống nhất, vì giặc ngoại xâm nên mới có vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước. Nhân dân mọi miền, mọi dân tộc, mọi lứa tuổi... cùng ra trận với mục đích là đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giành độc lập tự do, mưu cầu hạnh phúc. Đó mới là sự thật, không phải kiểu “sự thật” mị dân như ở “Bên thắng cuộc”.

Chiến tranh đã lùi xa, mọi người đang nỗ lực khắc phục thiệt hại, hàn gắn nỗi đau, mất mát; xây dựng và phát triển đất nước. Vậy mà Huy Đức lại lạnh lùng khơi lại nỗi đau của nhiều người, làm tăng thêm nỗi tủi nhục của những người ly hương; kích động sự thù hằn, chia rẽ... Đây là động cơ rất ác độc!

NGUYỄN LƯU DANH (quận 7, TPHCM): LÝ LẼ NỊNH HÓT CỦA KẺ CHIÊU HỒI

Chỉ còn hơn ba tháng nữa là cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc tròn 38 năm (30-4-1975 - 30-4-2013) để núi sông về chung một cõi, Bắc - Nam sum họp một nhà. Ai chiến thắng, ai buông súng đầu hàng thì đã quá rõ. Và điều quan trọng luôn mang tính quy luật: Trong mọi cuộc chiến tranh tự cổ chí kim, từ đông sang tây, chiến thắng sau cùng bao giờ cũng thuộc về phía chính nghĩa.
Nói như thế để thấy rằng những gì diễn ra trong ngày 30-4-1975 là một kết quả tất yếu, hoàn toàn có hậu. Cho dù đứng trên lập trường, chính kiến nào đi nữa, thì cũng khó có ai phủ nhận được thực tế đó. Vậy mà thời gian gần đây, dư luận trong cũng như ngoài nước lại xôn xao vì cuốn sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức viết về tình hình đất nước sau ngày thống nhất một cách thiếu trung thực và vô lương tâm. Chính vì lẽ đó mà bản thân tôi hoàn toàn đồng tình với Báo CATP trong cách nhận định về cuốn sách này, và đánh giá đúng bản chất, động cơ của tác giả: “Huy Đức là một tên chiêu hồi, anh ta đã dùng những lời lẽ nịnh hót “bên thua cuộc” một cách trơ trẽn để dọn đường cho ý đồ của mình”.

Thật ra, đọc “Bên thắng cuộc” dễ dàng nhận ra đây chỉ là một cuốn sách thường thường, không chuyển tải được điều gì to lớn, mới mẻ. Dường như không có gì là của Huy Đức, toàn là vay mượn của người khác. Anh ta chỉ núp dưới cái bóng của các nhân vật, ghi lại những gì họ phát biểu mà không ai có thể kiểm chứng có hay không? Đúng hay sai? Chính điều này đã buộc người đọc phải lôi anh ta ra khỏi chỗ trốn để nhìn cho rõ mặt tác giả là ai? Muốn gì? Điều đáng nói ở đây, có một số người hoặc vì thiên kiến, hoặc quá mù mờ về lịch sử và cũng không loại trừ yếu tố mượn Huy Đức làm con rối cho mục đích của họ, đã hết lời tâng bốc anh ta lên tận mây xanh, coi cuốn “Bên thắng cuộc” là một tuyệt tác về lịch sử Việt Nam. Nhưng đó chỉ là nhận định mù quáng của một số người rất nhỏ. Còn lại, đa số người đọc ở hải ngoại cũng như trong nước đều coi đây là một cuốn sách nhảm nhí, với những chi tiết mà Báo CATP đã dẫn chứng.
 


Những cựu binh thăm lại chiến trường xưa

Tôi không phải là một nhà lý luận, phê bình mà chỉ là một người đọc bình thường, thấy cái gì hay thì khen, dở thì chê. Tôi nghĩ, một nhà báo có trách nhiệm với ngòi bút của mình, viết một bài báo nhỏ thôi, cũng cần phải trung thực và chính xác. Huống gì đây, nhà báo Huy Đức lại viết sách, mà cố tình bóp méo lịch sử thì đó không chỉ là tội ác, mà còn là kẻ phản bội xương máu của bao lớp người đã hy sinh, để cho Huy Đức được sống trong một đất nước thanh bình, được học hành, được xuất ngoại và được làm người. Sự dối trá rồi sẽ trả giá!

ĐỨC NGUYỄN (TPHCM): “BÊN THẮNG CUỘC” - LỊCH SỬ HAY LÀ CHUYỆN PHIẾM?

Nếu nhận xét “Bên thắng cuộc” là “cuốn sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975” theo như ông Trần Hữu Dũng ca ngợi thì rõ là không xác đáng.
“Bên thắng cuộc” là sự góp nhặt của rất nhiều chi tiết mang tính phiếm luận. Rõ ràng, những câu chuyện được phát biểu lúc “trà dư tửu hậu” không thể có được sự tín nhiệm để trở thành lịch sử. Người ta khi cao hứng có thể “chém gió” và xem những gì nói ra đã là chân lý. Vấn đề là “chân lý” này thiếu trách nhiệm và sự nghiêm túc. “Bên thắng cuộc” chứa nhiều “chân lý” như vậy.
Huy Đức dùng cuốn sách để mô tả một cách phiến diện những vụ việc như đánh tư sản, bắt bớ văn nghệ sĩ, vượt biên... ngay sau ngày giải phóng, nhưng có lẽ tác giả đã quá chủ quan khi trút tội lên đầu “Bên thắng cuộc”. Ngay sau giải phóng, Việt Nam bị kẹt trong mâu thuẫn giữa những cường quốc, “thù trong lẫn giặc ngoài” đều có, Huy Đức đã không nhìn thấy toàn cục bối cảnh ấy. Nếu “bên thắng cuộc” không có những hành động cần thiết thì rất có thể sẽ sớm trở thành “bên thua cuộc”. Rõ ràng đây là lỗi “thầy bói xem voi” của Huy Đức.
 


Thanh niên kiều bào dâng hương lên mộ liệt sĩ

Hiển nhiên cuốn sách này còn cần mổ xẻ nhiều để nhặt sạn. Vì sự yếu kém trong lập luận khoa học, trong luận cứ, luận chứng nên Huy Đức đã lấp liếm và che đậy. Nhưng trước hết, việc ra đời của “Bên thắng cuộc” đã là một sự sai quấy cố ý. Trong khi sự đoàn kết dân tộc cần được củng cố thì “Bên thắng cuộc” lại “trật đường rày”, nó xoáy sâu vào những vết thương, gây chia rẽ và thêm thù hằn. Nhìn vào bối cảnh chung, sự ra đời của một cuốn sách chứa nhiều thiếu sót như “Bên thắng cuộc” rõ là một sai lầm và hiển nhiên “sai lầm này sẽ dẫn đến sai lầm khác”.

Trên đây chỉ là vài nhận xét ban đầu sau khi đọc xong cuốn một “Bên thắng cuộc” - Giải phóng. Tôi sẽ bổ sung ý kiến và đưa ra nhận xét xác đáng hơn sau khi đọc xong cuốn hai - Quyền bính.

LAM HỒNG (Xuân Yên - Nghi Xuân - Hà Tĩnh): CỐ TÌNH LẮT LÉO, ĐÁNH TRÁO SỰ THẬT

Nhìn về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà biết bao thế hệ đã hy sinh để giành lấy độc lập tự do cho Tổ quốc, để nước nhà có ngày thống nhất Nam Bắc thì Huy Đức lại cố tình lắt léo, đánh tráo xem đó chỉ là “ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn 20 năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”. Đây rõ ràng là một cách viết lập lờ nhằm đánh tráo bản chất của cuộc chiến tranh chống xâm lược của cả dân tộc Việt Nam. Một cuộc chiến tranh làm lay động hàng trăm triệu người dân thế giới, trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức, bóc lột, dưới cái nhìn của Huy Đức lại trở thành một cuộc nội chiến “huynh đệ tương tàn”.

Lịch sử không phải chỉ là những sự kiện riêng rẽ mà phải đặt trong mối tương quan với bối cảnh tình hình trong nước và thế giới ở từng giai đoạn nhất định. Huy Đức viết về những khó khăn của những người lính chế độ cũ bằng cái nhìn đầy thù hận với chế độ mới, nhưng lại cố tình lờ đi cuộc sống của chính những người dân và ngay cả những cán bộ cách mạng ngày đó cũng khổ vô cùng. Tác giả viết về miền Nam sau những ngày giải phóng sa sút điêu tàn, nhưng tác giả lại cố tình không thấy được nguyên nhân: đó chính là hậu quả của chiến tranh, là sự cấm vận của Mỹ và sự phá hoại của các thế lực thù địch.

Trong bộ sách này, dù Huy Đức tự nhận “tư liệu cho cuốn sách được thu thập trong hơn hai mươi năm và trong vòng ba năm từ tháng 8-2009 đến tháng 8-2012 tôi đã dành toàn bộ thời gian để viết”. Ngoài ra, tác giả cũng cho biết thêm tư liệu cho quyển sách được lấy từ nhiều nguồn như phỏng vấn những nhân vật lịch sử cả hai bên chiến tuyến, những tướng lĩnh trong quân đội, những tư liệu lịch sử lưu trữ... Tuy nhiên, bởi cái nhìn thiên kiến mà Huy Đức cố tình cóp nhặt, khai thác sự kiện lịch sử theo một chủ đích có sẵn của riêng tác giả. Điều này khiến cho dù khối lượng tư liệu có thể nói rất nhiều nhưng lại trở nên đơn điệu, “lịch sử” trong “Bên thắng cuộc” của Huy Đức đã bị làm méo mó.

“NGƯỜI VIỆT TẠI USA” (trên một diễn đàn mạng)

Tôi chả quan tâm “Bên thắng cuộc” vì nghe mấy ông tung hô là tôi thấy chả có gì đáng đọc. “Nhạy cảm”? Nếu “Bên thắng cuộc” có nêu những vấn đề gọi là “nhạy cảm” thì chả có gì mới mẻ. Từ ngày có internet, nếu muốn tìm hiểu về những chuyện nhạy cảm này thì cũng có vô khối thông tin. Thế thì còn gì là nhạy cảm mà các vị quảng cáo là “thâm cung bí sử”?

Có chăng là chuyện trở cờ của Huy Đức. Huy Đức đang muốn xin việc ở báo Người Việt (ở Mỹ), chấp nhận cuộc sống tha hương nơi đất khách như Bùi Tín thôi. Cái giá Huy Đức phải trả là quá nặng nề, bạn bè, đồng nghiệp trong nước khinh rẻ, người dân bên này cũng coi thường. Cả triệu người qua Mỹ sau 1975, đa phần có liên quan đến chính quyền Sài Gòn cũ, nhưng ngày nay họ không còn hằn học nữa. Chỉ có mấy vị chống cộng cực đoan là ra rả trên báo chí của họ để vinh danh quá khứ thôi. Còn chúng tôi, đặc biệt là lớp trẻ, con cháu chúng tôi vẫn đi về Việt Nam và luôn cầu mong cho đất nước, tổ quốc thanh bình...

 

Nguồn: www.congan.com.vn

Các bài liên quan:

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/135/251/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon.htm

dich vu ve sinh van phong

phủ bóng sàn gỗ đánh bóng sàn gỗ

Trên 16,2 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, khuyết tật

 Từ nhiều chương trình vận động gây quỹ, Hội Chữ thập đỏ TPHCM cùng các đơn vị doanh nghiệp, mạnh thường quân, Ban Bảo trợ Quỹ chăm lo nạn nhân chất độc da cam của Hội Chữ thập đỏ TP, Hội Chữ thập đỏ 24 quận, huyện và đơn vị trực thuộc đã thực hiện thăm hỏi, trao tặng quà đến nhiều đối tượng nghèo, diện chính sách, người khuyết tật chuẩn bị đón tết cổ truyền.

 

Hội Chữ thập đỏ TPHCM tặng quà tết cho kiều bào nghèo tại Campuchia.

Tại TPHCM, hội đã trao tặng 24.372 suất quà đến gia đình chính sách, dân nghèo, người già neo đơn có hoàn cảnh khó khăn; 3.675 suất quà tặng trẻ mồ côi, khuyết tật tại phường, xã, mái ấm; 600 suất tặng người nhiễm HIV/AIDS, người hồi gia; 2.409 suất quà tặng người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam; khám bệnh, cấp thuốc và tặng quà cho 2.950 lượt đồng bào dân tộc thiểu số; trao 14 căn nhà tình thương; tổ chức bữa cơm ngày tết, xe đưa rước miễn phí về quê cho 5.336 bệnh nhân nghèo…

Ngoài ra, hội còn tổ chức khám bệnh, tặng quà cho đồng bào nghèo bị thiên tai tại nhiều tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên, miền Nam và kiều bào đang sinh sống tại Campuchia. Tổng số quà tết do Hội Chữ thập đỏ TPHCM và các quận huyện trao tặng các đối tượng trên 55.000 suất, trị giá trên 16,26 tỷ đồng.

 

TR.NGỌC

 

Nguồn: sggp.org.vn

Các bài liên quan:

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/135/251/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon.htm

dich vu ve sinh van phong

phủ bóng sàn gỗ đánh bóng sàn gỗ

 

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

“Người như anh Nguyễn Bá Thanh, giờ hiếm lắm”

(GDVN) - “Là bạn học đã từng cùng học trường Đại học Nông nghiệp I K18 với anh Nguyễn Bá Thanh, cùng chơi bóng đá với Nguyễn Bá Thanh, đã chứng kiến, quan sát Nguyễn Bá Thanh 35 năm từ sau ngày ra trường, bản chất của con người Nguyễn Bá Thanh không hề thay đổi, vẫn hăng say, nhiệt huyết, quyết liệt, có tâm, có tầm, có tấm lòng”, một độc giả tên là Nguyên chia sẻ.

Việc lập lại Ban Nội chính Trung ương cùng việc Trung ương Đảng phân công Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban tiếp tục thu hút được sự chú ý đặc biệt từ dư luận.
Một độc giả tên là Nguyên, cho biết mình là bạn học thời đại học với ông Nguyễn Bá Thanh chia sẻ: “Là bạn học đã từng cùng học trường Đại học Nông nghiệp I K18 với anh Nguyễn Bá Thanh, cùng chơi bóng đá với Nguyễn Bá Thanh, đã chứng kiến, quan sát Nguyễn Bá Thanh 35 năm từ sau ngày ra trường, bản chất của con người Nguyễn Bá Thanh không hề thay đổi, vẫn hăng say, nhiệt huyết, quyết liệt, có tâm, có tầm, có tấm lòng.
Người như anh làm quan chức bây giờ thật hiếm lắm. Một người thật đặc biệt, thật cần cho Việt Nam lúc này…”.
Tân Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh (Ảnh: HC)

Nói về Ban Nội chính Trung ương, độc giả Nguyễn Toán cho biết: “Vì sao cộng đồng mạng lại hết sức chú ý đọc các quyết định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về nhân sự Ban nội chính Trung ương một cách trân trọng? Vì nguời đứng đầu Ban Nội chính phải là nguời có phẩm chất đạo đức thật sự trong sạch, nói đi đôi với làm, tất cả vì lợi ích của nhân dân, sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Đó còn phải là người có năng lực trí tuệ và tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm mưu trí sáng tạo, sâu sát, gần dân lắng nghe ý kiến của dân, kiên quyết chống tham nhũng và loại bỏ các phần tử tham nhũng ra khỏi hệ thống chính quyền các cấp. Và nguời đó đã được thử thách qua công tác và được nhân dân tín nhiệm cao, dư luận cả nước đồng tình.
Theo độc giả này, Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Bá Thanh hội đủ các điều kiện trên, rất xứng đáng đứng đầu Ban Nội chính Trung ương mà Bộ Chính trị đã phân công.
“Tin chắc rằng Toàn Đảng, toàn Quân, toàn dân sẽ ủng hộ đồng chí ấy hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng chống giặc nội xâm tham nhũng hiện nay đang hoành hành tại nhiều nơi”, độc giả Nguyễn Toán bày tỏ sự tin tưởng.
Chia sẻ về một câu chuyện của mình khi vào Đà Nẵng, độc giả Nguyễn Văn Giang viết: “Năm 2012 trong một lần đi công tác, tôi đã bị một tai nạn. Do vết thương khá sâu tôi phải nhập viện Thành Phố Đà Nẵng lúc 11h đêm. Lúc đầu tôi cũng ngần ngại. Vào nhập viện tại đây tôi được các y bác sĩ khâu vết thương cho tôi. Song tôi thấy nơi đây tập thể y bác sỹ đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn không chỉ tôi mà tất cả mọi người.
Điều tôi thấy ngạc nhiên ở chỗ, tại các bệnh viện ở ngoài Bắc, tôi muốn chữa bệnh thì phải phong bì trước lúc khám. Vậy mà ở đây tôi thấy mọi thứ diễn ra rất dễ chịu, tôi ước mong rằng mọi nơi trên đất nước ta mà như ở Đà Nẵng thì những người dân nghèo được nhờ rất nhiều.
Năm mới tôi chúc Bác Thanh sức khẻo và làm nhiều việc không chỉ cho TP. Đà Nẳng mà còn cho người dân cả nước…”.
Cũng chia sẻ về những cảm giác khi đến Đà Nẵng, độc giả Trần Ninh viết: “Tôi thường xuyên vào Đà Nẵng, thực sự cảm nhận được đó là thành phố tốt nhất Việt Nam. Ông xe ôm, anh lái taxi cũng ca ngợi thành phố mình hết sức tự hào. Lại thấy tiếc cho Đà Nẵng vì một lãnh đạo thành phố không còn ở lại để sâu xát hơn với việc quản lý địa phương”.
Lo lắng cho những khó khăn mà ông Nguyễn Bá Thanh có thể gặp phải, độc giả Nguyễn Bằng viết: “Tôi không biết về ông nhưng qua nhiều trang báo viết về những việc làm rất thiết thực của ông tôi thật sự rất xúc động.
Đó là cán bộ mà cái tâm và cái tầm đi liền nhau. Việc ông ra Trung ương vào thời điểm toàn Đảng đang quyết tâm chống nạn tham nhũng với nhiều bức bách về kinh tế và phát triển xã hội sẽ rất khó nếu bên cạnh ông thiếu những người có tâm và tầm như ông”.
“Nhưng ông cứ mạnh dạn làm những gì ông cho là vì Đảng vì dân. Không ai hạnh phúc bằng ông khi làm lãnh đạo mà được dân tin yêu đến thế”, độc giả Nguyễn Bằng viết.

Nguồn: giaoduc.net.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

Chất lính của người đảng viên

Học xong lớp 10/10, thay vì thi vào đại học thì Lý Văn Huỳnh (quê ở Hoài Đức, Hà Tây, hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) lại xung phong đi bộ đội. Nhập ngũ đầu năm 1972, đến cuối năm anh có mặt ở chiến trường Đồng Tháp Mười trong đội hình lính bộ binh…

 

Anh Lý Văn Huỳnh tại cột mốc biên giới số 314 Xà Xía - Hà Tiên, Kiên Giang.

Sống và chiến đấu tại chiến trường miền Nam đỏ lửa, anh tham gia nhiều trận chiến đấu ác liệt và cùng đồng đội lập nhiều chiến công vang dội. Thấy anh nhanh nhẹn, thông minh và có trình độ học vấn cao, cán bộ chỉ huy chọn anh sang làm lính trinh sát. Trong thời gian làm lính trinh sát anh nhớ nhất kỷ niệm một lần cùng đồng đội đi trinh sát đồn địch, hễ cứ nhô lên khỏi nóc hầm là bị địch bắn xối xả, cái chết ập đến chỉ trong tích tắc, nhưng thấy cán bộ chỉ huy (là một anh sinh viên đại học ngoại ngữ còn rất trẻ đi bộ đội) vẫn bình thản, lạc quan, xem thường cái chết khiến anh như được tiếp thêm sức mạnh xông lên phía trước…

Trận đánh đó quân ta chiếm được đồn địch, nhưng kỷ niệm về tinh thần thép, lòng dũng cảm của đồng đội trong chiến đấu truyền lửa sang anh. Chẳng thế mà sau thời gian làm lính trinh sát khá xuất sắc, anh được chỉ huy chọn sang làm lính trinh sát kỹ thuật là lĩnh vực đòi hỏi người lính phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng tin Đảng tuyệt đối và trình độ học vấn cao để chắt lọc những thông tin đắt giá nhất giúp quân ta chủ động đánh thắng địch.

 

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh tiếp tục cầm súng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Anh có mặt trong đội quân tình nguyện Việt Nam sang Campuchia giúp bạn thoát khỏi nạn diệt chủng. Sống chiến đấu tại vùng biên giới Hà Tiên nhiều năm liền nên sau chiến thắng biên giới, anh kết duyên cùng cô gái người Hà Tiên rồi ở lại gắn bó với mảnh đất này cho đến hôm nay. Ở Hà Tiên, anh tham gia công tác quản lý Nhà nước và công tác Đảng, đoàn thể suốt mấy chục năm trời. Ở lĩnh vực công tác nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nên được mọi người tin yêu, quý trọng.

Với gần 30 tuổi Đảng, anh đã từng được bầu làm Huyện ủy viên huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang và nhiều chức vụ khác trong Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Mặt trận huyện… Từ năm 2003 đến nay, anh được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Kiên Lương, tập hợp hơn 1.000 CCB của huyện tham gia tốt các phong trào thi đua yêu nước của địa phương. Nhận xét về anh, nhiều CCB cũng như cán bộ, nhân dân trong vùng đều tự hào, tấm tắc: đảng viên mang chất lính không bao giờ ngại khó, ngại khổ, luôn nỗ lực cống hiến sức mình cho dân, cho nước và cho sự nghiệp chung…

Ngọc Lan

 

 

Nguồn: sggp.org.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

 

Lai dắt 2 tàu cá gặp nạn vào bờ an toàn

Trưa 12.1, tàu cứu nạn SAR 412 thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực II (Danang MRCC) đã lai dắt hai tàu cá KH 98568TS và QNg 92101TS cùng 15 thuyền viên gặp nạn trên vùng biển Hoàng Sa cập bến an toàn tại khu cảng Hải đoàn 48, Bộ Tư lệnh Biên phòng (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Hai tàu cá gặp nạn trên vùng biển Hoàng Sa cập bến an toàn tại khu cảng Hải đoàn 48, Bộ Tư lệnh Biên phòng

Tàu KH 98568TS do ông Võ Công (ở Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa) làm chủ kiêm thuyền trưởng, có 8 thuyền viên, bị hỏng hộp số, chết máy lúc 2 giờ sáng 6.1. Cho đến khi được cứu, con tàu đã trôi dạt vô định trên biển suốt 5 ngày đêm. Thuyền trưởng SAR 412 Phan Xuân Sơn cho biết, trên đường đưa tàu KH 98568TS vào bờ, tàu cứu nạn được yêu cầu tiếp cứu tàu QNg 92101TS (có 7 ngư dân, do anh Nguyễn Văn Sin ở Tư Nghĩa, Quảng Ngãi làm thuyền trưởng) cũng đang trôi tự do nhiều ngày trên biển. Việc cứu hộ diễn ra rất khó khăn trong điều kiện gió giật cấp 6 - cấp 7. Tuy vậy, cuối cùng cả hai con tàu cùng 15 ngư dân cũng đã được lai dắt an toàn về tới đất liền.

* Chiều tối 13.1, ông Nguyễn Văn Hoằng- Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa - cho biết: Đến cuối ngày 13.1, công tác tìm kiếm cứu nạn 2 thủy thủ bị mất tích trên biển ngày 6.1 vẫn chưa có kết quả. Trước đó (ngày 6.1), trong khi 9 lao động đang làm việc trên tàu TH90600TS của anh Nguyễn Văn Liên (trú xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc), trên vùng biển Nam Định - Thanh Hóa thì bất ngờ sóng to, gió lớn ập đến đánh chìm tàu. Một trong số 9 lao động bám được vào chiếc can và được tàu cá của ngư dân Trung Quốc cứu vớt.

Sau đó, chiếc tàu này kêu gọi và 10 tàu cá khác của ngư dân Việt Nam quây lại tìm kiếm và cứu sống thêm 6 người. Còn hai lao động Bùi Văn Minh (trú xã Minh Lộc) và Đồng Văn Chính (trú xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc) bị mất tích.

 

Nguồn: laodong.com.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

Nhiều “ẩn số“ trong công tác thẩm định văn bản pháp luật

Một chuyên gia pháp lý thuần túy liệu có đủ kiến thức để thẩm định một văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ hay an toàn vệ sinh thực phẩm?. Nếu “mở cửa” mời các chuyên gia, các nhà khoa học, thì kinh phí cho công tác thẩm định VBQPPL liệu có đủ sức thu hút sự tham gia của những tên tuổi đáng tin cậy vào công tác này?.

 

 

Chưa dự báo được tính khả thi

Hậu quả nhìn thấy ngay là thời gian gần đây, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhưng “không dám” thi hành vì vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân và dư luận.

Tại báo cáo tổng kết công tác năm 2012, ngành Tư pháp cho biết, trong năm Bộ Tư pháp, các tổ chức pháp chế và cơ quan tư pháp địa phương đã thẩm định 10.184 VBQPPL, trong đó tập trung vào các VBQPPL nhằm thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp và các VBQPPL để thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng:

Chính sách ban hành ra mà cái lợi không bằng chi phí thì đừng làm

- Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo VBQPPL. Cần hết sức lưu ý thẩm định tính phù hợp, khoa học, khả thi của các thủ tục hành chính, gắn với kiểm tra thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ các thủ tục không cần thiết.

Hệ thống thể chế, chính sách phải có tính dự báo và ổn định cao hơn để người dân và DN định hướng đầu tư, phân bổ nguồn lực và dự tính được hiệu quả.

Chính sách khi ban hành ra mà tác động đến đối tượng nào thì phải hết sức chú ý việc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của cơ chế, chính sách sẽ ban hành. Có khi một chính sách ban hành ra mà cái lợi không bằng chi phí, hiệu quả thấp thì chúng ta đừng làm.

Cũng trong thời gian này, công tác kiểm tra, các bộ, ngành, địa phương, cấp chức năng phát hiện 10.039 văn bản có dấu hiệu chưa đảm bảo tính hợp pháp, trong đó có 1.394 VBQPPL có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nội dung, bằng 13,9% tổng số văn bản đã phát hiện có dấu hiệu chưa đảm bảo tính hợp pháp. Như vậy, có rất nhiều văn bản sau khi qua được vòng thẩm định mới bị phát hiện chưa đảm bảo tính hợp pháp.

Nhìn nhận về thực tế này, Bộ Tư pháp cho rằng, nguyên nhân là do một số nội dung thẩm định mới chỉ tập trung về mặt pháp lý, chưa chú trọng đúng mức đến khía cạnh kinh tế - xã hội của dự thảo văn bản.

Vẫn còn tình trạng chưa dự báo được tính khả thi của văn bản. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, nhất là còn tư duy pháp lý thuần túy, chưa bắt kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Một nguyên nhân khác cũng được kể ra là ngân sách phục vụ công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL chưa tương xứng, nhất là đối với các văn bản, đề án quan trọng như dự án luật, pháp lệnh, làm hạn chế khả năng nghiên cứu, phân tích chính sách và khả năng mở rộng dân chủ thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân và của các chuyên gia, các nhà khoa học vào quá trình soạn thảo văn bản trước khi trình ban hành.

Cần gắn kết hiệu quả giữa xây dựng và thực thi pháp luật

Để thực sự trở thành ”người gác cổng” tin cậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Tư pháp đặt ra cho năm 2013 là: ”Tạo bước đột phá về chất lượng thẩm định VBQPPL, chú trọng tới tính khả thi, tính hợp lý của dự thảo văn bản, nhất là các VBQPPL nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Giải pháp cho nhiệm vụ trọng tâm này: “Mở rộng và tăng cường việc thẩm định dự thảo VBQPPL, kể cả dự thảo các điều ước quốc tế thông qua cơ chế Hội đồng thẩm định; tăng cường sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức vào công tác thẩm định, khắc phục tình trạng “khép kín” trong quá trình thẩm định VBQPPL”.

Rõ ràng, cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương pháp làm việc cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định văn bản QPPL, muốn nâng cao chất lượng thể chế, chính sách thì việc xây dựng, thực thi và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong thực tế phải là một dòng chảy liên tục.

Một văn bản QPPL không đáp ứng yêu cầu “lọt” qua được vòng thẩm định phải bị “tuýt còi” ngay khi có phản hồi của dư luận. Mà văn bản đã bị “tuýt còi” rồi thì thủ tục tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp phải nhanh chóng, kịp thời.

Có như thế, chất lượng VBQPPL mới ngày càng được nâng cao, thực sự là khuôn khổ pháp lý để thu hút và tạo dựng, củng cố niềm tin của người dân, DN.

Hồng Thúy

 

Nguồn: www.phapluatvn.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp